Nấm trong dưỡng sinh được xếp hàng cực âm, người bệnh không nên ăn. Còn trong chế độ ăn hàng ngày nấm âm sẽ có cách sơ chế để nó dương hơn.
Cách làm cho nấm dai, dòn, ngọt và ngon thì quan trọng là 2 bước, đó là chọn nấm và sơ chế nấm.
Bước 1: Chọn nấm
Chọn nấm tươi nhất có thể, nấm chất lượng loại 1 thì khi làm, nấu sơ chế sẽ không hao. Nấm loại 2, loại 3 rẻ hơn, tuy nhiên “tiền nào của nấy” sau khi sơ chế xong và nấu lại vô cùng hao. Có khi cả rổ nấm teo lại còn chút chút. Điều này không đáng, vừa không ngon, vừa không kinh tế. Nên dù đắt đến mấy Hằng cũng chọn loại nấm tươi nhất, loại tốt nhất.
Bước 2: Sơ chế qua 3 công đoạn
1. Chuẩn bị 1 âu nước muối (pha nồng độ muối khoảng 4 thìa muối cho 1 chậu chừng 2 lít nước khá là đậm đặc). Tước nấm và ngâm chừng 20 phút sau đó vắt kiệt nước.
2. Pha nước muối loãng lần 2, chừng 2 thìa cho 3 – 4 lít nước để rửa nấm. Rửa nấm lần 2 cho sạch rồi lại vắt kiệt nước. Lúc này nấm sẽ dai dai và giòn. Vắt nước sẽ làm nước thừa được đẩy ra khỏi nấm, và muối làm dương hóa nấm lên và nấm dai hơn. Nấm cũng không bị hôi nữa.
3. Cho dầu vào, phi hành hoặc tỏi để khử âm dầu, hành tỏi phi thơm cũng như là khử nốt mùi hôi (thường có) của nấm. Lần lượt đổ nấm vào xào. Nên để ý đến lượng muối cho vào nấm xào đừng để bị mặn. Nấm sẽ thơm, dai và tiết ra vị ngọt rất là ngon.
Đặc biệt với cách ngâm và sơ chế nấm, vắt nước như này, nấm dù có đun lại vài lần vẫn dai, ngọt mà không bị rã nát.
Theo Fb của Hằng Lê – Cửa hàng Thực dưỡng Vegandy
https://www.facebook.com/hang.le.1656854/posts/10202497678359588?pnref=story.unseen-section&__mref=message_bubble