Thủ đoạn “ưa thích” của bọn tội phạm là gắn đầu đọc thẻ giả (skimmer) vào máy rút tiền ATM. Với những máy ATM bị gắn skimmer, mỗi khi khách hàng thực hiện giao dịch, thông tin thẻ ATM nhanh chóng bị “luộc” mà chủ thẻ không hề hay biết. Và tiền trong tài khoản nhanh chóng “bốc hơi” vì một thẻ giả sẽ được nhân bản ngay. Vì đây là một thiết bị công nghệ cao nên đa phần chúng ta sẽ khó nhận ra sự hiện diện của chúng.
Cẩn trọng với các tin nhắn lừa đảo
Đây là cách thức tưởng đã lỗi thời nhưng vẫn thường được các đối tượng lừa đảo thực hiện. Người dùng có thể nhận được tin nhắn từ một kẻ giả làm đại diện ngân hàng với thông điệp cảnh báo về những lỗ hổng bảo mật và yêu cầu gọi điện đến số điện thoại hỗ trợ miễn phí. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu được cấp tài khoản và số PIN để xác nhận.
Cẩn trọng tin nhắn có mã độc với nhiều dạng |
Robert Vamosi, nhà phân tích các trường hợp rủi ro và gian lận tại công ty Javelin Strategy & Research ở California, Mỹ, cho biết cách thức này vẫn xảy ra ở các nơi kém phát triển, người dùng không có điều kiện cập nhật đầy đủ thông tin. Ông cũng cảnh báo không bao giờ gọi các số trên tin nhắn và luôn coi đó là một thông tin không đáng tin cậy.
Số dịch vụ khách hàng của một ngân hàng luôn được đặt nổi bật trên trang web chính thức của họ cũng như xuất hiện trong sao kê. Ngoài ra, để xác nhận, ngân hàng có thể hỏi số thẻ, tên, ngày sinh nhưng không hỏi các thông tin bí mật như mã PIN.
Bảo vệ máy tính khỏi phần mềm gián điệp
Các loại phần mềm độc hại có thể xâm nhập, lấy các thông tin bí mật mà không cần sự đồng ý của người dùng. Khi việc thanh toán trực tuyến nở rộ thì các phần mềm dạng này cũng bùng nổ theo. Máy tính có thể bị nhiễm các loại phần mềm này theo nhiều cách khác nhau như bấm vào một liên kết trên Internet và tải về hoặc đi theo một email dưới dạng tập tin đính kèm.
Với các máy tính bị nhiễm phần mềm dạng này, mọi thao tác của người dùng đều bị ghi lại và gửi tới tin tặc. Trong đó bao gồm cả hàng loạt tên, mật khẩu đăng nhập vào các tài khoản quan trọng.
Để tránh rơi vào các tình trạng này, người dùng không nên truy cập vào các trang web ít tên tuổi, không nghe mời gọi nhấn vào các đường dẫn lạ. Máy tính cần thường xuyên được quét virus với bản cập nhật mới nhất.
Cẩn trọng ngay cả với chiếc máy ATM
Hacker sẽ tìm cách lắp camera để quay lại mã pin 4 số của người sử dụng và ghi lại dữ liệu trên thẻ ATM sau đó sẽ tạo ra những chiếc thẻ ATM giả để rút tiền. Trường hợp này đã từng xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian gần đây.
Hãy cẩn trọng và kiểm tra kỹ cây ATM để tránh trường hợp mất tiền |
Hacker sẽ cài đặt các thiết bị skimming trên máy ATM và một pinhole camera giấu tại bàn phím nhập của ATM. Thiết bị skimmer trên cánh cửa ATM sẽ ghi lại thông tin của các thẻ ATM còn pinhole camera có nhiệm vụ ghi lại số PIN mà nạn nhân nhập. Sử dụng thông tin này, kẻ trộm có thể dễ dàng rút hết tiền mặt của nạn nhân chỉ trong vài phút.
Dùng tay che lại khi nhập mật khẩu
Cách đơn giản nhất để hạn chế tối đa tình trạng này là bạn hãy dùng tay che lại khi nhập mật khẩu thẻ (hay gọi là mã PIN), điều này sẽ phần nào giúp bạn tránh được những con mắt tò mò của người kế bên, hoặc những chiếc camera siêu nhỏ do kẻ trộm lắp đặt trong trạm ATM. Nhiều người thường có thói quen thấy có người đứng kế bên hoặc xếp hàng sau lưng thì lại không dùng tay che mật khẩu vì ngại. Hãy từ bỏ thói quen này nếu bạn không muốn bị mất tiền oan uổng.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, đừng đặt mật khẩu thẻ trùng với ngày sinh nhật của bạn hoặc người yêu, cũng như là các con số gợi nhớ và có liên quan, bởi tin tặc có thể dò ra dễ dàng, điển hình như trường hợp anh Quỳnh ở Nghệ An đã bị người lạ nhặt được thẻ ATM và rút sạch tiền.
Cẩn trọng khi tải và sử dụng các ứng dụng ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng đều có ứng dụng riêng để giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc giao dịch trên smartphone, tablet. Tuy nhiên, đã có trường hợp kẻ gian làm các ứng dụng “nhái” hòng đánh lừa và lấy cắp thông tin khách hàng.
Ngoài ra, dù đã tải đúng ứng dụng “chính chủ”, người dùng cũng cần thường xuyên tải các bản nâng cấp. Ngân hàng Citibank từng đưa ra cảnh báo về ứng dụng smartphone của họ có lỗ hổng về bảo mật nên khuyến cáo người dùng tải các bản cập nhật ngay lập tức để tranh việc bị lợi dụng bởi các tin tặc.
Vì sao không nên ăn đồ cúng tháng 7 cô hồn?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Tại sao những đồ cúng chúng sinh ta thường không nên ăn, sau đây là lý giải của ông Hà Thanh Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người. |
Văn khấn gia tiên, cúng thí thực cô hồn rằm tháng 7 như thế nào?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người |
Tháng 7 cô hồn: Chọn giờ cúng không đúng dễ gặp điều “xui”?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Mọi người có thể sắm lễ cúng cô hồn từ ngày mùng 1 cho đến ngày Rằm tháng 7 Âm lịch vào buổi chiều tối là chuẩn nhất. |
Những thảm án giết con để… trừ tà rúng động thế giới
(Khám phá) – (Phunutoday) – Với niềm tin mù quáng vào chuyện quỷ ám họ sẵn sàng giết hại những đứa trẻ tội nghiệp một cách tàn độc. |
Những bãi biển xinh đẹp nhất thế giới “tưởng nhầm” chốn thần tiên
(Khám phá) – (Phunutoday) – Ngắm nhìn những thiên đường biển đẹp mê hồn này khiến ai cũng ao ước được đặt chân đến một lần trong đời. |