Các triệu chứng của bệnh zona thần kinh
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh zona là phát ban trên một bộ phận của cơ thể. Trước khi phát ban, người bệnh có cảm giác buồn nôn, đau nhức cơ bắp, ớn lạnh, dạ dày khó chịu…. Một số trường hợp cảm thấy đau đớn ở chỗ phát bệnh, ngứa và da nóng ran.
Các ban có thể bắt đầu như đốm đỏ nhưng theo thời gian, chúng phát triển thành mụn nước chứa đầy dịch. Sau khoảng 7-10 ngày, các mụn nước có thể vỡ ra và đóng vảy. Sau đó khoảng 2-4 tuần, chúng sẽ tự biến mất kể cả không điều trị.
Thông thường, virus gây thương tổn dọc đường dẫn truyền thần kinh nên tổn thương zona chỉ xuất hiện một bên cơ thể tại ngực, bụng, lưng, chân tay. Chúng cũng có thể xuất hiện trên khuôn mặt, trong đó thường phát triển xung quanh mắt hoặc mũi.
Quan niệm sai lầm về bệnh Zona
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về bệnh zona là cho rằng nó chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Mặc dù những người trên 50 tuổi có nhiều khả năng nhiễm bệnh zona, nhưng sự thật thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Thậm chí, đến cả trẻ em cũng có thể mắc bệnh zona.
Trong thực tế, bệnh zona là phổ biến. Theo Quỹ Quốc gia về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, khoảng 50% những người sống đến 85 tuổi sẽ phát bệnh zona ở một số thời điểm trong cuộc sống của họ.
Các biến chứng của bệnh Zona
Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona là đau dây thần kinh sau herpes (Postherpetic). Việc này xuất hiện sau khi triệu chứng phát ban và mụn nước biến mất hoàn toàn. Theo CDC, biến chứng này xảy ra trên khoảng 1/3 số người trên 60 tuổi mắc bệnh zona.
Nếu xuất hiện ở gần mắt, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng nơi võng mạc, có thể dẫn đến mất thị lực. Ngoài ra, chúng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng da, thậm chí trong trường hợp hiếm gặp, bệnh zona có thể dẫn đến viêm não.
Sự khác biệt giữa zona và các bệnh ngoài da khác
Bệnh zona có thể đôi khi bị nhầm lẫn với một số bệnh như nổi mề đay, bệnh vẩy nến hay eczema (chàm).
Các đặc tính của việc phát ban có thể giúp các bác sĩ xác định nguyên nhân. Ví dụ, bệnh vẩy nến có mảng đỏ với vảy trắng trong thời điểm phát ban.Trong khi đó, phát ban ở zona xuất hiện các chấm nhỏ và lớn lên dần dần.
Một sự khác biệt giữa bệnh zona và phát ban khác là cách thức lây lan. Bệnh zona thường xuất hiện trong một mô hình dọc theo dây thần kinh của ngực và bụng.
Trong khi đó, phát ban do dị ứng hay eczema có thể phát triển ở bất cứ đâu, kể cả hai chân và hai cánh tay. Các bệnh zona phát ban cũng có xu hướng rõ ràng trong một vài tuần. Phát ban do eczema và bệnh vẩy nến có thể kéo dài lâu hơn. Và đặc điểm khác là phát ban zona khiến cơ thể bệnh nhân đau đớn hơn nhiều so với các dạng phát ban khác.
Cách tốt nhất để xác định có mắc bệnh zona là đi khám bác sĩ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, và các triệu chứng.
Nguyên nhân và nguy cơ lây nhiễm
Một loại virus gọi là varicella zoster là nguyên nhân gây ra bệnh zona. Varicella zoster chính là tác nhân gây nên bệnh thủy đậu.
Khi một người bị nhiễm thủy đậu, virus vẫn còn trong hệ thống thần kinh ngay cả sau họ khi hồi phục. Mặc dù virus vẫn tồn tại trong cơ thể, tuy nhiên nó hề không hoạt động hay gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Tại một số điểm, virus có thể kích hoạt lại và gây ra bệnh zona. Theo trang Mayo Clinic, nó có thể hoạt động trở lại nếu hệ thống miễn dịch của một người bị suy yếu, hoặc căng thẳng.
Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu đều có nguy cơ phát triển bệnh zona. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm độ tuổi trên 50 và đang mắc 1 căn bệnh nào đó khiến hệ thống miễn dịch suy yếu.
Những người dùng thuốc làm giảm chức năng hệ thống miễn dịch của họ, chẳng hạn như hóa trị hoặc dùng steroid, cũng có nguy cơ mắc bệnh zona.
Theo CDC, bệnh zona không lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, loại virus varicella zoster có thể lây từ người bị nhiễm sang người chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Thay vì mắc zona, những người này sẽ bị bệnh thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu hoặc zona thì sẽ miễn dịch với zona, không thể bị lây từ người khác.
Cách điều trị bệnh zona thần kinh
Hiện nay, không có phương pháp phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh zona. Các giải pháp hiện tại chỉ để làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các triệu chứng liên quan.
Trong đó, thuốc kháng virus được khuyến khích sử dụng bởi dù không thể diệt được virus, nhưng nó làm giảm sự tấn công của virut gây bệnh, qua đó có thể rút ngắn thời gian bệnh. Thuốc điều trị đau cũng có thể được sử dụng, bao gồm cả các loại thuốc uống hoặc các loại kem chống ngứa có bán tại hiệu thuốc. Nếu chữa trị tại nhà, có thể dùng túi đá chườm lạnh lên da nhằm làm dịu cơn đau.