Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành đây là trung tâm chính trị quốc gia của hoàng đế hai triều Minh và Thanh. Nơi đây được canh phòng và bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt với tường cao, hào sâu và tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc. Nhưng trong hơn 500 năm tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra rất nhiều những vụ thích khách đột nhập, ăn trộm, hỏa hoạn, án cung cấm, thậm chí bách tính thường dân vẫn trà trộn ra vào hoàng cung.
Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế sống, ngoài thái giám cung nữ và các vương công đại thần mới được ra vào còn lại những người khác không thể vào. Thậm chí, dưới triều Thanh, việc vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng bị hạn chế. Theo quy định thông thường có 6 loại người có thể ra vào Tử Cấm Thành.
Nếu là nam giới có “Môi phu” (thợ than) tức người đưa than và chất đốt đến hoàng cung, người chuyên cung cấp hoa cho hoàng cung và quân nhân vào dọn tuyết là ba loại đàn ông có thể vào Tử Cấm Thành.
Phụ nữ thì có vú nuôi cung cấp sữa cho hoàng tử, công chúa, bà lang tinh thông y thuật, giỏi châm cứu và bà đỡ có thể trực tiếp ra vào Tử Cấm Thành. Nhưng những người này cũng chỉ được vào trong một nơi quy định nhất định nào đó và vào thời gian quy định rõ ràng chứ không phải là tùy tiện ra vào. Điều này chứng tỏ đối với người bình thường việc vào hoàng cung chỉ là một giấc mơ xa vời. Tuy thế nhưng trong lịch sử mấy trăm năm tồn tại của Tử Cấm Thành Trung Quốc lại những kỳ án cung cấm vô cùng ly kỳ.
Có những câu chuyện ma xoay quay Tử Cấm Thành
Câu chuyện bức ảnh hồn ma trong Tử Cấm Thành
Không chỉ là những câu chuyện, một du khách thậm chí còn chụp hình được “hồn ma” trong Tử Cấm Thành giữa thanh thiên bạch nhật. Người này sau đó đã kể lại câu chuyện, mà theo lời anh ta, bắt đầu có từ năm 2006.
“Năm 2006, tôi cùng người em họ tới Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh du lịch. Một trong những điểm đáng chú ý ở nơi đây là các cánh cửa cứ dẫn hết từ căn phòng này tới căn phòng khác. Bậc cửa ở mỗi cánh cửa đều rất cao, cả ở những căn phòng mật.
Nhìn thấy điều này, tôi nói đùa với hướng dẫn viên: “Thế này đi qua dễ vấp ngã lắm nhỉ?”. Không ngờ người hướng dẫn viên đáp lại với khuôn mặt vô cùng nghiêm trọng: “Đó là bởi vì ma không thể nhảy. Nếu làm bậc cửa cao như vậy, chúng sẽ mắc kẹt trong phòng và không đi ra ám những người dân trong thành phố”.
Nghe vậy, tôi và cậu em họ đều cười phá lên. Câu chuyện thật là kỳ cục. Chẳng phải ma có thể đi xuyên tường hay sao. Tôi vẫn nghĩ vậy, cho tới cuối ngày hôm đó. Tôi về nhà, xem lại những tấm ảnh đã chụp và kinh hoàng trước một trong những tấm hình đó.
Tấm hình này được chụp trong phòng của một cung nữ, nằm giữa “mê trận” những phòng họp và phòng nghỉ khác. Tấm hình chụp này cho thấy khá rõ hình ảnh của một người nhưng không có đầu. Bàn chân người này khá rõ nét.
Chứng kiến tấm hình này, tôi sợ hãi, chỉ chực hét lên và lập tức chạy khỏi phòng khách sạn. Đấy là khoảnh khắc tôi sẽ không bao giờ quên”.
Liên hồi kỳ án
Vào năm Gia Khánh, lại một vụ án tăng nhân xuất hiện đột nhập vào cung cấm. Gây nghi ngờ và lo lắng cho sự an toàn của Hoàng đế và gia tộc trong Tử Cấm Thành. Hòa thượng tên Liễu Hữu thường đi vân du khắp nơi, biết nhiều đạo thuật. Đồng thời, những chuyến đi với mục đích vừa truyền bá phật pháp, vừa thăm thú cảnh trí của thiên hạ. Chợt một hôm, ông có ước muốn diện kiến Hoàng thượng để được ban thưởng nên đã đến Bắc Kinh để xin vấn kiến.
Nhà sư thường quỳ ở cưa Đông Hoa Môn để đòi gặp nhà vua. Cửa thành vẫn không hề suy xuyển. Mặc dù vậy, ông vẫn không hề nản lòng mà vẫn kiên trì chấp đạo, một lòng hướng đến ý nghĩ kỳ quặc để gặp vua.
Sau một thời gian, nhà sư đã trà trộn vào đội Bát Thành và lọt được vào cung. Nhưng sau đó bị phát hiện và bị bắt. Mục đích gặp được Hoàng đế bất thành, ông bị phạt trượng, đeo gông và bị đi đày biệt xứ.
Tuy vậy, chính Liễu Hữu đã cảnh báo với quan quân triều đình và chính vua Gia Khánh về mức độ an toàn của hoàng cung, mật thất. Không phải khó khăn lọt qua Tử Cấm Thành như người thường vẫn đồn đoán và thêu dệt.