Chịu đựng đau đớn
Chuột rút là điều bình thường, nhưng nếu như bạn bị chuột rút hay đau bụng trong kỳ kinh hãy tới gặp bác sĩ. Đau bụng dữ dội hay mệt mỏi khiến bạn khó chịu đừng nên chịu đựng cần thăm khám để được xác định tình trạng bệnh đúng nhất.
Ăn vô độ
Khi đến ngày kinh nguyệt, bạn thường thèm ăn và ăn vô độ những thực phẩm nhiều dầu mỡ và bánh ngọt. Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể bạn thèm các loại thực phẩm nhiều đường, chất béo. Chúng khiến bạn tăng cân và đầy hơi nhanh chóng. Tốt nhất bạn bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn và bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và protein, uống nước đầy đủ , ngủ đủ giấc để giúp hormone và đường trong máu ổn định.
Lười thay băng vệ sinh
Những ngày đèn đỏ, âm đạo sẽ chảy máu liên tục, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tại âm đạo và xâm nhập sâu vào cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng kín… Thực tế máu kinh không bẩn, nhưng khi ra khỏi cơ thể, nó lại trở thành môi trường lý tưởng nuôi sống vi khuẩn gây viêm nhiễm. Nếu bạn gái lười thay vệ sinh, thì cả một ổ vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển tại vùng kín. Viêm nhiễm vùng kín có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, do vi khuẩn xâm nhập sâu vào tử cung. Đặc biệt những người thường xuyên sử dụng tampon thì nguy cơ này càng cao.
Do đó, chỉ nên dùng băng vệ sinh từ 3-4 giờ là phải thay để tránh bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt hạn chế dùng băng vệ sinh có mùi hương hóa chất, dễ khiến vùng kín bị ngứa, dị ứng và viêm nhiễm.
Rửa âm đạo bằng vòi hoa sen
Phụ nữ thường dùng vòi hoa sen trong kỳ kinh để rửa âm đạo. Tuy nhiên xả nước mạnh sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị bay ra ngoài và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sử dụng băng vệ sinh quá lâu
Sử dụng băng vệ sinh quá lâu sẽ khiến vi khuẩn trong băng phát triển, xâm nhập và gây ngứa vùng kín. Thậm chí, vi khuẩn có thể sản sinh ra chất độc gây ra hội chứng sốc TSS). Hội chứng này xảy ra là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến âm đạo bị khô và vi khuẩn phát triển. Hội chứng sốc khá hiếm gặp nhưng có thể gây chết người.