2017-04-14 06:06:00
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzA0LzE0L3Rob2ktcXVlbi1kYW5nLWxhbS10cmUtb20tdmEta2hvbmctbG9uLWxlbi1kdW9jLW5odW5nLWNoYS1tZS12by10YW0ta2hvbmctaGF5LWJpZXQtMTczODA2LTE2NDUyMnRob2ktcXVlbi1kYW5nLWxhbS10cmUtb20tdmEta2hvbmctbG9uLWxlbi1kdW9jLW5odW5nLWNoYS1tZS12by10YW0ta2hvbmctaGF5LWJpZXQuanBn.webp
Array

Thói quen đang làm trẻ ốm và không lớn lên được nhưng cha mẹ vô tâm không hay biết

Thói quen đang làm trẻ ốm và không lớn lên được nhưng cha mẹ vô tâm không hay biết – hãy giúp con bỏ ngay.
con-1

 

Việc trẻ mút tay có bình thường hay không?

Mút tay là một thói quen thông thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Phần lớn các bé từ 0 đến 36 tháng tuổi đều có thói quen mút tay. Các bé rất thích mút ngón tay, bàn tay hoặc các vật như núm vú giả. Dần dần, phần lớn các bé sẽ bỏ thói quen này khi ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi.

Trẻ mút tay có gây ra tác hại gì không?

Mút tay ở trẻ dưới 4 tuổi thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên nếu trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi mà vẫn mút tay quá thường xuyên hoặc trẻ đến 6 tuổi chưa bỏ thói quen mút tay thì trẻ có thể gặp phải các vấn đề về nha khoa và giọng nói.

Việc mút tay quá thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cho răng trẻ có thể bị xô lệch hoặc răng bị đẩy ra phía ngoài.


Thông thường nếu bé dừng mút tay đúng lúc, răng bé có thể tự điều chỉnh được nhưng nếu tiếp tục kéo dài, vấn đề nha khoa sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Vấn đề về giọng nói gặp phải có thể là khiến trẻ không phát âm được một số âm như “t,d” hoặc một số âm của tiếng Anh sau này.

Thêm đường vào đồ ăn, thức uống của trẻ

Nhiều phụ huynh có thói quen cho thêm đường hoặc mật ong vào thuốc, sữa để giúp trẻ dễ uống hơn. Bác sĩ Khanh cho rằng đây là một thói quen không tốt bởi lượng đường còn sót lại sau khi dùng chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ sau này. Do vậy, tốt nhất nên hạn chế cho trẻ dùng đồ ngọt, sau khi uống sữa hay dùng thực phẩm chứa đường hãy cho bé uống vài muỗng nước trắng để súc, rửa sạch răng miệng.

Không làm sạch răng sau khi uống sữa ban đêm

Ban đêm sau khi cho bé bú, phụ huynh thường mệt nên không vệ sinh răng miệng cho bé. Điều này có thể gây hại cho răng miệng của trẻ. Ngoài ra, khi bé trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ hoặc ông bà thường mớm thức ăn qua miệng rất dễ truyền vi khuẩn sang cho bé. Các chuyên gia khuyên sau khi trẻ bú bình xong nên súc miệng bằng nước sạch và tuyệt đối không mớm thức ăn cho bé.

Dùng thức ăn nhanh và nước uống có đường, ga

Nền kinh tế càng phát triển, thói quen ăn uống của người dân càng thay đổi theo hướng chuộng thức ăn nhanh và thức uống có đường, ga. Những thực phẩm này bám vào răng miệng mà không được vệ sinh đúng cách sẽ gây lên men, tạo ra axit phá hủy cấu trúc men răng. Về điểm này, bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ ăn cân bằng các thực phẩm và giáo dục nhận thức để bé biết hạn chế dùng những thức ăn không tốt cho răng miệng.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...