Chuyên gia dinh dưỡng Anju Sood tại Bangalore nói: “Nếu bạn đưa thức ăn nóng hoặc chất lỏng nóng vào tủ lạnh, bạn có thể khiến thực phẩm mất đi các giá trị dinh dưỡng và khiến cho tủ lạnh của bạn phải hoạt động nhiều hơn. Bạn cũng có thể đặt thực phẩm ấm trong tủ lạnh. Nhưng ít nhất nên chờ cho thực phẩm nguội bớt trước khi làm lạnh, theo Vietq.vn
Meher Rajput, nhà dinh dưỡng học tại FITPASS giải thích: “Thức ăn nóng nên được làm nguội bằng nhiệt độ phòng – bởi vì nếu đặt trong tủ lạnh khi còn nóng vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thực phẩm một cách dễ dàng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bằng cách đặt thức ăn nóng vào tủ lạnh bạn đang khiến các loại thực phẩm khác ví dụ trứng, rau và thịt dễ hư hỏng hơn, cơ hội chúng bị nhiễm bẩn sẽ tăng lên.”
Tuy nhiên, bạn không nên đợi thực phẩm lâu hơn một khoảng thời gian nhất định là 2 giờ. Shalini Manglani, chuyên gia về dinh dưỡng ở Bangalore, nói rằng: “Thức ăn nóng không nên để nguội lâu hơn hai giờ vì vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nảy nở. Nếu bạn muốn chờ đợi thức ăn nguội, chỉ nên đợi trong vòng 2 giờ.”
Đối với cá, thịt còn sống, nguyên tắc là phải bỏ ngăn đá. Nhớ cho vào hộp kín hoặc bao hoặc túi chuyên dụng kín trước khi đưa vào tủ lạnh. Đối với thực phẩm đã nấu chín, bạn để nguội sau đó cho vào hộp có nắp đậy kín, rồi mới cất vào tủ.
Bất kể là đồ sống hay chín, miễn là thực phẩm đều phải bảo quản trong hộp, bao kín. Không để thức ăn sống và chín lẫn lộn nhau, đây là điều kiện tuyệt vời nhất để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Thực phẩm dù đã nấu chín nhưng một khi đã cho vào tủ lạnh, khi muốn dùng phải nấu lại để đảm bảo an toàn. Thực phẩm cấp đông, nếu đã lấy ra rồi thì không nên cất vào tủ lạnh lần nữa. Để ngăn chặn điều này, bạn nên chia nhỏ thành nhiều hộp, khi cần dùng chỉ cần lấy ra một lượng vừa đủ.
Gia đình nào có thói quen bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thì nên có sẵn nhiều hộp thủy tinh có nắp đậy kín để đảm bảo. Hộp thủy tinh không chỉ giúp phân chia đồ ăn dễ dàng mà chất liệu thủy tinh còn an toàn đối với thực phẩm được bảo quản.