2018-01-15 09:29:33
{"chia-se":"Chia S\u1ebb"}
{"can-tam-ky":"c\u1ea7n t\u1eafm k\u1ef9","co-the":"c\u01a1 th\u1ec3","nhung-phan":"nh\u1eefng ph\u1ea7n"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAxLzE1LzEtMDkyNi5qcGc.webp

Những phần cơ thể cần ‘tắm’ thường xuyên hơn

Bạn luôn tất bật, vội vã vào buổi sáng? Nếu đúng vậy, điều đó có nghĩa bạn có thể chỉ tắm qua loa để kịp giờ đến công sở.

 Điều này không có gì nghiêm trọng, nhưng việc thường xuyên tắm không kỹ có thể dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn ở nhiều khu vực trên cơ thể.

Ở những khu vực không được vệ sinh đều đặn, bụi và vi khuẩn có thể “tá túc”. Theo trang tin India, sau đây là những phần cơ thể mà bạn cần “tắm” thường xuyên hơn.

1

 

Phần sau tai: Vào ngày không gội đầu, phần sau tai thường cũng bị bỏ lơ. Điều này vô hình trung khiến khu vực này trở thành “điểm tập kết” của bụi bẩn và vi khuẩn. Bã nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra tại đây có tác dụng làm ẩm da nhưng cũng có thể gây mùi khó chịu. Tình trạng vi khuẩn “đóng đô” có thể gây ngứa, thậm chí nhiễm trùng. Hãy sử dụng một miếng bông gòn để làm sạch khu vực sau tai ngay cả khi bạn không gội đầu.

Phần bên dưới móng tay: Rửa tay trước khi ăn là động tác quan trọng nhằm ngăn ngừa lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vấn đề là bạn có rửa tay đúng cách hay không? Trong lúc rửa tay, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cả phần bên dưới các móng tay để loại bỏ cáu bẩn và vi khuẩn. Theo một nghiên cứu do các chuyên gia Đại học Aston (Anh) tiến hành năm 2007, móng cắt của 24% đối tượng nghiên cứu nam và 15% phụ nữ có chứa những vi khuẩn có hại. Vi khuẩn khu trú bên dưới móng tay có thể gây ra những bệnh như tiêu chảy.

Rốn: Đây có lẽ là phần bị phớt lờ nhiều nhất của cơ thể. Nếu không được vệ sinh đều đặn, nó sẽ không chỉ dẫn đến tình trạng tích tụ bụi bẩn mà còn thu hút nhiều vi khuẩn. Môi trường tối và ẩm ướt ở vùng rốn lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Sự hiện diện của vi khuẩn ở đó có thể gây mùi khó chịu và nhiễm trùng. Hãy luôn chú ý lau khô vùng rốn bằng khăn tắm và làm vệ sinh rốn bằng bông gòn.


Da đầu: Mọi người sử dụng dầu gội để làm sạch tóc nhưng ít chú ý làm vệ sinh da đầu. Vùng da đầu tập trung nhiều tuyến dầu và mồ hôi. Bạn cần làm vệ sinh da đầu để ngăn ngừa tình trạng bong tróc da và gàu ngứa. Hãy massage da đầu bằng dầu và trong khi gội đầu có thể cào nhẹ da đầu vài phút bằng những đầu ngón tay.

Giữa các kẽ chân: Khu vực giữa các ngón chân khá bẩn và đó cũng là một trong những phần cơ thể dễ bị phớt lờ nhất. Không làm vệ sinh các kẽ ngón chân có thể khiến bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, khu vực đó cũng có thể gây mùi hôi. Nên rửa sạch ngón chân và các kẽ ngón chân một cách thường xuyên. Hãy lau khô chúng bằng khăn tắm và rắc một ít bột talc nếu có mùi hôi. Bạn cũng có thể tìm đến một người thợ làm móng để nhờ giúp đỡ.

Hãy đảm bảo sử dụng một loại xà phòng tốt và phù hợp. Việc duy trì tốt vệ sinh cơ thể sẽ giúp bạn tránh xa bệnh tật và sống khỏe, sống vui.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...