2018-02-27 13:17:41
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"anh-huong":"\u1ea3nh h\u01b0\u1edfng","bat-ngo":"b\u1ea5t ng\u1edd","khi-e":"khi \u1ebf","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzI3LzEtMTMxNS5qcGc.webp

Ảnh hưởng bất ngờ tới sức khỏe khi bạn… ế

Một tin thực sự buồn đối với những người đang ế nhưng chưa thể ngẩng cao đầu.

Chẳng phải tìm đâu xa, chỉ một cú click chuột là bạn sẽ tìm thấy muôn vàn nghiên cứu chứng minh tác hại của sự cô đơn đến sức khỏe con người, đặc biệt là với người già. 

Chẳng hạn như theo nghiên cứu năm 2013 đăng trên NY Times, cảm giác cô đơn sẽ làm tăng nồng độ hormone stress, kéo theo là rủi ro đau tim, tiểu đường, mất trí nhớ… và nghiêm trọng nhất là khả năng tự tử tăng lên. 

1

 

Và bạn biết ai là đối tượng dễ cảm thấy cô đơn nhất không? Đó là những người vẫn đang đau khổ vì “bao mùa khoai sọ chưa được… này nọ cùng ai”, hay gọi đơn giản là hội “ế”.

Công bằng mà nói, ế không có nghĩa là cô đơn. Nhiều FA vẫn rất hòa đồng, vui vẻ, ung dung tự tại làm việc và hưởng thụ. Họ là cộng đồng “ế mà vẫn ngẩng cao đầu”.

Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận rằng một khi đã ế, khả năng rất cao là đến một thời điểm nào đó bạn sẽ cảm thấy cô đơn. Và cảm giác cô đơn thì có hại, thực sự hại.


2

 Cảm giác cô đơn có hại, thực sự có hại

Để tiếp nối về chủ đề cô đơn, một số nhà khoa học đã muốn tìm hiểu thêm về tác hại của nó với sức khỏe. Họ hướng đến một số yếu tố, chẳng hạn như ai là người dễ cảm thấy cô quạnh, hay điều gì chúng ta có thể làm để giảm thiểu rủi ro đến từ cảm giác cô đơn?

Kết quả, họ tìm ra rất nhiều điều bất ngờ!

Đầu tiên về cảm giác cô đơn, nghiên cứu của Julianne Holt-Lunstad và Timothy B. Smith từ ĐH Brigham Young (Mỹ) cho thấy cảm giác cô đơn và sự tách biệt với xã hội không phải lúc nào cũng đi cùng với nhau.

“Tách biệt xã hội là khi bạn thu mình lại, có rất ít quan hệ và tương tác với người xung quanh. Còn cô đơn thì thiên về cảm nhận nhiều hơn. Tức là khi sự tương tác với xã hội không được như kỳ vọng, họ sẽ thấy cô đơn”- trích trong báo cáo của 2 nhà nghiên cứu được đăng tải vào năm 2017.

Một người có thể sống khép kín nhưng không hề cô đơn. Họ chỉ đơn giản là thích cảm giác một mình, thích được riêng tư hơn. Nói cách khác, một người có thể sống khép kín, thu mình nhưng không hề cô đơn. Họ chỉ đơn giản là thích cảm giác một mình, thích được riêng tư hơn.

3

Một số người thích ở một mình, nhưng họ không cô đơn. Số khác thì ngược lại 

Và ngược lại, người ta có thể cảm thấy cô độc ngay cả khi xung quanh có cơ man người là người. Nghịch lý hơn, nghiên cứu của tiến sĩ Carla Perissinotto thuộc ĐH California, San Francisco vào năm 2012 cho thấy rất nhiều trường hợp thấy cô đơn đều đã lập gia đình hoặc đang sống cùng người khác. 

“Ế có thể đem lại rủi ro lớn” – Holt-Lunstad cho biết. “Nhưng không phải người nào có đôi có cặp cũng hạnh phúc. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của mối quan hệ, chứ không đơn thuần chỉ là có người má ấp môi kề là đủ.”

Phát hiện bất ngờ tiếp theo, đó là người già không phải là những người cô đơn nhất trong xã hội. Dù thực tế có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của sự cô đơn được thực hiện trên người già, nhưng thực tế cho thấy đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất lại là những người trẻ.

Đối tượng dễ cảm thấy cô đơn nhất chính là những người trẻ! 

Theo số liệu từ một dự án người cao tuổi tại Mỹ, chỉ 30% người già cảm thấy cô đơn mà thôi.  

“Người dưới 65 tuổi có rủi ro cô đơn cao hơn” – trích lời tiến sĩ Holt-Lunstad. “Người già không nên là đối tượng duy nhất để nghiên cứu về cảm giác cô đơn.”

Và cuối cùng, ảnh hưởng của sự cô đơn đến não bộ cũng ngang ngửa các chứng bệnh tâm lý như trầm cảm – theo như nghiên cứu của bác sĩ Nancy J. Donovan – nhà tâm lý học tại Bệnh viện Boston. 

4

 

Làm gì để giảm được rủi ro đến từ cảm giác cô đơn

 Trong một xã hội sống nhanh và gấp gáp, cảm giác cô đơn, tách biệt có lẽ nhiều người sẽ phải trải qua. Quan trọng là chúng ta sẽ đối phó với tác hại nó gây ra như thế nào.

Thế nhưng, thực tế thì đây vẫn là một vấn đề nan giải đối với các nhà xã hội học. 

Họ có thể đưa ra lời khuyên, rằng những người cô đơn nên tham dự một số chương trình kết bạn, làm việc nhóm… Tuy nhiên, sau khi khảo sát một chương trình với mô hình như vậy tại Anh, kết quả gần như không thu được gì cả.

Để chống lại cảm giác cô đơn, không gì tốt hơn là tìm cho mình những người bạn tâm giao. 

5

 

Một số nhà khoa học cũng khuyên rằng bạn có thể tìm một vật nuôi nào đó – chó hoặc mèo chẳng hạn. Đó cũng là những biện pháp giảm stress và sự cô đơn rất tốt.

Dù vậy, khoa học vẫn cần phải tìm ra phương án phù hợp, vì cô đơn thực sự có thể trở thành một căn bệnh của xã hội hiện đại. Nếu không sớm kiểm soát, chúng ta sẽ phải hối hận.

Bài viết mới nhất

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...

KỲ DUYÊN CHUẨN BỊ CHO VÒNG BÁN KẾT TẠI MISS UNIVERSE

Vòng bán kết Miss Universe 2024 diễn ra từ 9h00 ngày 15.11 và tại đấu trường Arena CDMX của thủ đô Mexico. Sau 3 tuần...

Hoa hậu Thanh Thủy – Viên ngọc Việt tỏa sáng rực rỡ tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy đã trở thành cô gái Việt Nam đầu tiên đạt được danh hiệu cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu...