Không chỉ béo phì, đồ uống có đường còn tác động xấu đến tâm trạng cũng như tính cách con trẻ.

Các nghiên cứu ở trẻ em và người lớn đã chỉ ra ở những người thừa cân, việc giảm tiêu thụ đồ uống có đường có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ngoài ra, đồ uống có đường còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường type II, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh gout, có liên quan đến giảm khả năng sinh sản…

Đồng thời, đồ uống có đường cũng là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các bệnh về răng ở trẻ. Nghiên cứu về tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam tại 17 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ sâu răng ở mức cao:

– Trẻ 6-8 tuổi: 20,9%.

– Trẻ 12-14 tuổi: 43,7%.

– Trẻ 15-17 tuổi: 36,3%.

Đáng chú ý, có đến 34,4% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng vĩnh viễn.

Nguy cơ sâu răng ở trẻ em sẽ tăng 22% nếu trẻ tiêu thụ đồ uống có đường hàng ngày. Ngoài ra, tiêu thụ nước ngọt có liên quan đến gia tăng khoảng 2,4 lần xói mòn răng bởi độ pH thấp và lượng đường cao.

Thừa cân béo phì ở trẻ cũng có thể khiến trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, dễ gặp các áp lực tâm lý và sự tự ti nhất định trong môi trường học đường và xã hội.

Do đó những điều này có tác động đáng kể đến việc học hành, quá trình hình thành nhân cách… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ, chưa kể đến các hậu quả và hệ lụy về sau.

Bác sĩ chuyên khoa II Thái Văn Hùng, Phó khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) chia sẻ.

Theo Zing – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link