Đầu năm lên chùa cầu duyên đã trở thành một tập tục tín ngưỡng của nhiều người. Những ngày đầu xuân, tại các ngôi chùa, rất nhiều bạn trẻ đổ về để cầu tình duyên, trong đó đông nhất phải kể đến các bạn gái lớn tuổi nhưng còn lận đận đường tình cảm. Họ hy vọng vận số sẽ thay đổi theo kiểu… may mắn.
Cùng điểm danh 5 ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng nổi tiếng Việt Nam.
Cầu duyên ở Chùa Hà
Chùa Hà là một trong những ngôi chùa nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy được nhiều người dân Hà Nội biết và đến lễ vào những dịp Tết, ngày rằm. Đây là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu duyên.
Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Cầu duyên và cầu tự ở Chùa Duyên Ninh (Duyên Ninh Tự)
Đây là ngôi chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở thôn Chi Phong xã Trường Yên (Ninh Bình).
Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.
Am Mỵ Châu
Am Mỵ Châu nằm trong chùa Cổ Loa. Từ trung tâm Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, thị trấn Gia Lâm, qua cầu Đuống theo quốc lộ số 3 đến cây số 17 rẽ tay phải 3 km đến chợ Sa, rẽ trái 300m đến ngã tư rẽ phải 100m là đến di tích.
Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa. Cũng vì câu chuyện dân gian chưa có chứng thực xúc động nên am Mỵ Châu được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình.
Đền Chử Đổng Tử ở Khoái Châu (Hưng Yên)
Đền gắn liền với mối tình giữa nàng công chúa Tiên Dung với chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo Chử Đồng Tử. Nhiều người đến đây không chỉ để dâng nén nhang tưởng nhớ tới một trong những “tứ bất tử” của Việt Nam cùng hai vị phu nhân xinh đẹp là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa, mà còn để cầu mong tìm được tình yêu chân chính, gia đình yên ấm.
Đền Bắc Lệ Lạng Sơn
Thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đây là đền thờ Mẫu điển hình ở nước ta. Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 Âm lịch. Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Bà là người trông coi, cung cấp và ban phát nguồn của cải núi rừng cho con người. Dân gian truyền tụng nếu người trần phàm tục gặp trắc trở trong chuyện tình duyên hay hiếm muộn con cái thì đến đền Bắc Lệ để xin lộc bà Chúa và Chầu Bé để được ban lộc.
Thông tin chỉ có tính tham khảo
Tết Nguyên đán ở đất nước bí ẩn nhất thế giới
(Khám phá) – (Phunutoday) – Như Việt Nam, Triều Tiên cũng là một trong những nước đón Tết Nguyên đán theo “lịch Mặt trăng – Mặt trời”. |
|