May mắn thì người cầu sẽ có được ý trung nhân như mong đợi. Tuy nhiên, cầu duyên nói riêng và cầu những điều khác nói chung không phải tất cả đều ‘cầu được ước thấy’ mà do cái phúc của mình tạo nên.
Chùa Hà (Hà Nội) – Cầu duyên
Chùa Hà có hai truyền thuyết của sự hình thành. Truyền thuyết thứ nhất đó là vào thời Lý, Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa (sau này gọi là Chùa Hà) để kỷ niệm sự kiện này.
Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự.
Đây là một trong những ngôi chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu duyên. Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.
Người đi chùa Hà cũng không sắp lễ nhiều như ở những chùa khác chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ.
Phủ Tây Hồ (Hà Nội) – Cầu tài lộc
Trên mảnh đất thủ đô tráng lệ không thiếu những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính. Trong tất cả những đền chùa ấy thì Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong. VÌ vậy, mỗi năm, dịp Tết đến xuân về, không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội đều đến đây thắp hương cầu phúc với hi vọng một năm may mắn và an lành. Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.
Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây. Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu lộc, cầu tài thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.
Am Mỵ Nương (Hà Nội) – Cầu duyên
Am Mỵ Nương nằm trong chùa Cổ Loa (Hà Nội). Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa. Câu chuyện tình cảm sắt son, chung thủy của nàng Mỵ Nương cùng Trọng Thủy khi xưa đã khiến bao người cảm động, tin tưởng rằng đến nơi đây cầu duyên sẽ được linh ứng. Do vậy cứ đến ngày đầu năm người ta đổ về đây mong kiếm tìm hạnh phúc” cho mình. Chính vì vậy am Mỵ Nương được người đời truyền tụng là rất có ứng nghiệm trong cầu tình duyên và hạnh phúc gia đình.
Chùa Hương (Hà Nội ) – Cầu bình an
Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.
Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.
9 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam
(Khám phá) – (Phunutoday) – Đất nước ta có nhiều nhà thờ với kiến trúc độc đáo, cổ kính và đẹp đến ngỡ ngàng. Hãy cũng chúng tôi điểm tên lại 9 nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất |
Cảnh sắc tuyệt đẹp mùa Lộc Vừng thay lá tại Hà Nội
(Khám phá) – (Phunutoday) – Sát bên Hồ Gươm những cây lộc vừng cũng đang thay lá, soi bóng xuống mặt nước hồ xanh biếc. |