2018-02-02 21:19:05
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb"}
{"au-da":"\u1ea9u \u0111\u1ea3","khuc-con-cau":"kh\u00fac c\u00f4n c\u1ea7u"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzAyLzExLTIxMTQuanBn.webp

Không phải boxing hay võ thuật, môn thể thao này vẫn cho phép VĐV đánh nhau ngay trên sân

Cuộc chiến giữa hai hay nhiều cầu thủ chỉ kết thúc khi có một người ngã ra sân băng, lúc đó trọng tài mới có trách nhiệm giải tán cuộc ẩu đả.

Khúc côn cầu trên băng (hockey) hay băng cầu là cuộc thi đấu giữa hai bên gồm các vận động viên sử dụng giày trượt băng, diễn ra trên một sân băng phẳng, sử dụng một đĩa hình tròn làm từ cao su lưu hóa có đường kính 3 inch (76,2 mm) gọi là puck.

1

 

 Puck thường được được để lạnh đến đóng băng trước các trận đấu ở trình độ cao để giảm độ nảy và ma sát trên băng. Khúc côn cầu là môn thể thao phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu.

Mỹ, Canada, Phần Lan, Latvia, Cộng hòa Séc và Slovakia… Là những quốc gia đặc biệt ưa chuộng môn thể thao này. Khúc côn cầu trên băng được thi đấu ở nhiều cấp độ và mọi lứa tuổi.

Cơ quan điều hành thi đấu quốc tế là Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Quốc tế (IIHF). Khúc côn cầu trên băng được tổ chức tại Thế vận hội Mùa đông từ năm 1924, cũng như góp mặt trong Thế vận hội Mùa hè 1920. Khúc côn cầu trên băng nữ được thêm vào Thế vận hội Mùa đông 1998.

Là môn thể thao có phần quyết liệt trên sân băng, đôi lúc các cầu thủ khó có thể kiểm soát được tốc độ và dẫn đến xung đột giữa hai hay nhiều người.


Giải đấu khúc côn cầu Bắc Mỹ có một điều kỳ lạ: Cho phép các cầu thủ giữa hai đội đánh nhau để giải quyết những va chạm trên sân băng. Đó còn được coi là cách thể hiện bản lĩnh đàn ông và sự dũng cảm.

 Theo truyền thống của làng khúc côn cầu Bắc Mỹ, trong mỗi đội thường có một cầu thủ to khỏe, hung hăng nhất, gọi là “goon”. Người này luôn sẵn sàng phản kháng hoặc lao vào đánh đối phương túi bụi nếu xảy ra cãi vã, xung đột.

2

Theo truyền thống của làng khúc côn cầu Bắc Mỹ, trong mỗi đội thường có một cầu thủ to khỏe, hung hăng nhất, gọi là “goon”. Người này có trách nhiệm phản kháng, đánh lại đối phương khi đồng đội bị đe dọa 

Tuy nhiên, có hẳn điều luật riêng liên quan đến ẩu đả trong môn khúc côn cầu: Chỉ được phép đánh nhau tay bo, cấm dùng gậy hockey, cầm cởi giày. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi có một cầu thủ ngã ra sân băng, lúc đó trọng tài mới có trách nhiệm giải tán cuộc ẩu đả.

Dù gặp phải vô vàn chỉ trích từ truyền thông và người yêu thể thao trên toàn thế giới, luật cho phép đánh nhau trong trận khúc côn cầu vẫn không thay đổi.

Những người hâm mộ khúc côn cầu Bắc Mỹ không chỉ đến sân để xem những bàn thắng đẹp, họ còn đến để xem “boxing trên sân băng”:

3

 

     

4

 

5

 

9

 

Trọng tài đứng nhìn hai hoặc nhiều cầu thủ “tỉ thí”:

6

 

   Đổ máu, mất vài ba cái răng hoặc bất tỉnh nhân sự là chuyện… bình thường:

8

 

7

 

     Đôi lúc, các cổ động viên quá khích cũng gây chiến với nhau, ác liệt không kém cầu thủ dưới sân băng:

10

 

11

 

12

 

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...