Sau khi ăn, bạn nên chọn tư thế phù hợp để cơ thể có thời gian tiêu hóa, tránh vận động mạnh.

Ảnh: Freepik
Ảnh: Freepik

1. Đứng, ngồi, nằm sau bữa ăn

Theo bác sĩ Wei Wang, công tác tại Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Tongji trực thuộc Trường Cao đẳng Y tế Tongji, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, sau khi ăn, cơ thể sẽ ở giai đoạn tiêu hóa tốc độ cao trong vòng nửa giờ. Máu khắp cơ thể sẽ được ưu tiên cung cấp cho hệ tiêu hóa và vài giờ sau thức ăn mới được tiêu hóa hoàn toàn. Dưới đây là các phân tích về thói quen ngồi, nằm, đứng sau ăn có ảnh hưởng nào tới tốc độ trao đổi chất của cơ thể.

– Đứng sau bữa ăn

Đối với người khỏe mạnh, đứng sau bữa ăn rất tốt cho tiêu hóa, nhất là với dân văn phòng vốn hay ngồi lâu. Tuy nhiên, những người đứng lâu có thể dễ mắc bệnh sa dạ dày, đặc biệt là những người gầy.

– Ngồi sau bữa ăn

Ngồi một lúc sau bữa ăn sẽ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe, còn có thể giúp người già và bệnh nhân khỏi chóng mặt, té ngã, tương đối tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngồi lâu dễ dẫn đến tích tụ mỡ bụng, nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não, vì vậy tốt nhất bạn nên ngồi một lúc rồi đứng dậy đi lại.

– Nằm sau bữa ăn

Nằm sau khi ăn không gây tăng cân. Tuy nhiên, người khỏe mạnh không nên nằm ngay sau bữa ăn vì lâu dài gây ra hai tác hại sau:

Trào ngược dạ dày thực quản: Cơ thắt ở đáy thực quản giãn ra và đóng lại sau khi thức ăn vào dạ dày để ngăn ngừa trào ngược axit. Nếu sau khi ăn, bạn nằm xuống, cơ vòng thư giãn, không có trọng lực làm giảm tác dụng trào ngược, thức ăn trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ợ chua, đau ngực, tổn thương thành thực quản. Về lâu dài sẽ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Trọng lực tự nhiên của việc đứng cũng sẽ có tác động nhất định đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi cơ thể tiêu thụ protein, ngồi sẽ đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu hơn là nằm. Vì vậy, nằm sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Bác sĩ Wei Wang cho biết, những người có chức năng đường tiêu hóa yếu nên ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn. Những bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày nên chủ động nằm nghỉ sau bữa ăn 10-20 phút. Bởi dạ dày của người vừa phẫu thuật dễ co lại, khi ăn một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn có thể dẫn đến rò rỉ dịch ruột, xảy ra hội chứng Dumping, gây buồn nôn, đánh trống ngực và đau bụng.

2. Nếu không muốn bị rút ngắn tuổi thọ, hãy làm ít hơn bốn việc dưới đây sau bữa ăn

– Đi tắm ngay sau bữa ăn

Tắm sau bữa ăn sẽ làm tăng lưu lượng máu trên bề mặt cơ thể và làm giảm lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa, khả năng tiết dịch tiêu hóa giảm, dẫn đến chứng khó tiêu. Đồng thời, việc tiếp xúc với kích thích nóng, lạnh khi tắm cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não.

– Hút thuốc sau bữa ăn

Lưu lượng máu trong hệ tiêu hóa tăng lên sau bữa ăn, hút thuốc vào thời điểm này dễ hấp thụ chất có hại như nicotin, có thể gây hại cho phổi và đường hô hấp. Đồng thời, khói thuốc kích thích tiết mật, có thể gây viêm dạ dày mật, ức chế tiết trypsin, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

– Tập thể dục nặng sau bữa ăn

Dạ dày của con người nằm lơ lửng phía dưới cơ hoành, được nâng đỡ bởi mô bụng và cố định nhờ các dây chằng, vận động gắng sức trong thời gian dài sau bữa ăn có thể dẫn đến giảm căng thẳng dạ dày, giảm áp lực trong ổ bụng, gây lỏng lẻo dây chằng, chức năng của hệ thần kinh cơ suy yếu, gây mắc chứng bệnh dạ dày. Ngoài ra, tập thể dục gắng sức có thể gây xoắn ruột, trường hợp nặng có thể tắc ruột.

Ngoài ra, nếu bạn vận động mạnh ngay sau bữa ăn, máu sẽ được cung cấp lên não và tứ chi, chức năng tiêu hóa giảm sút, thức ăn tích tụ khiến bạn dễ tăng cân hơn.

– Uống trà ngay sau bữa ăn

Zhang Xiaoyan, bác sĩ trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, cho biết, trà chứa axit tannic, có thể ức chế sự tiết dịch ruột và dịch dạ dày, gây khó tiêu. Không nên uống trà trong vòng một giờ sau bữa ăn, đặc biệt là trà đặc.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link