Trong khi đó, nam giới lại không phải chịu áp lực này. Kể cả khi người vợ của họ xinh đẹp thì ít người chồng phải lo nghĩ tới chuyện chăm sóc bản thân mình.
Nghiên cứu cho thấy, vẻ bề ngoài của nam giới là động lực thúc đẩy mong muốn tìm kiếm một cơ thể mảnh mai của người phụ nữ. Nhà tâm lý học Tania Reynolds, Đại học bang Florida, nói: “Kết quả cho thấy có một người chồng hấp dẫn về thể chất sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với vợ, đặc biệt là nếu bà vợ không có sự quyến rũ”.
Trong khi đó, những phụ nữ có sức hấp dẫn hơn chồng lại không có động cơ phải kiêng kem ăn uống khổ sở. Với nam giới, họ ít khi chú ý đến bản thân dù vợ xinh đẹp hay không.
Tiến sĩ Reynolds và đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Andrea Meltzer cho biết, hình ảnh cơ thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lựa chọn hành vi xã hội của phụ nữ. Những hình ảnh này đôi khi được hình thành hoặc bị bóp méo vì nhiều yếu tố như truyền thông đại chúng, bố mẹ, mối quan hệ, thậm chí là cả tâm trạng…
Điều đó làm tăng nguy cơ phát triển rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khoẻ khác của phụ nữ. Bà Reynolds giải thích: “Nghiên cứu cho thấy các yếu tố xã hội có vai trò trong việc ăn uống thiếu ổn định của phụ nữ”.
Theo giáo sư Meltzer, hôn nhân có xu hướng thành công và thỏa mãn hơn khi vợ hấp dẫn hơn chồng. Những bà vợ ít hấp dẫn kết hôn với chồng đẹp trai có động lực hành vi ăn kiêng nhiều hơn. Ngược lại, động cơ ăn kiêng của nam giới không có liên quan đáng kể đến sức hấp dẫn của chính mình và đối tác.
Trước người chồng đẹp trai, phụ nữ có nguy cơ phát triển các hành vi giảm cân cực đoan, cũng như các hình thức đau khổ tâm lý khác như trầm cảm, lo lắng, lạm dụng chất gây nghiện và không hài lòng với cuộc sống.
Một cách để giúp những phụ nữ này là đối tác của họ cần thường xuyên khẳng định, nhắc nhở họ rằng: “Em rất đẹp. Anh yêu em không phải vì trọng lượng hay hình dáng cơ thể em. Anh thực sự đánh giá cao em vì em là người bạn đời tốt đẹp, thông minh và hỗ trợ anh”.