Ác mộng từ đâu tới?
Ác mộng ở người lớn thường do các yếu tố như thuốc, di truyền, các bệnh thần kinh thoái hóa như Alzheimer, các sang chấn, những vết thương từ quá khứ khó lành hay một sự kiện gần đây đang đe dọa sức khỏe và cảm giác….
Ác mộng chính là cực điểm của bộc lộ cảm xúc trước những sự kiện gây căng thẳng trong ngày. Và với 1 số người, đặc biệt là những người cởi mở và nhạy cảm, có thể ranh giới giữa thật và mộng rất mong manh.
“Ác mộng là một giấc mơ bất thường”, Rosalind Cartwright, giám đốc TT Rối loạn giấc ngủ, TT Y tế Rush-Presbyterian-St. Luke (Chicago, Mỹ) cho biết.
Ác mộng cho thấy bộ não đang quá tải. Do đó để giải quyết vấn đề, bạn cần gặp bác sĩ tâm lý để biết giấc mơ đó đến từ đâu.
Ngoài ra, bạn có thể thử 1 số cách sau:
Nhận thức rằng mình gặp ác mộng
Điều này nghe thật phi lý nhưng không hẳn. Đây là cách xử trí đơn giản mà bạn có thể thực hiện trước khi chìm vào giấc ngủ. Có thể bạn sẽ phải thử vài lần mới thấy được kết quả mong muốn.
Ngừng mơ
Dù tin hay không bạn cũng nên thử – bởi việc nhận ra mình đang có 1 giấc mơ không tốt lành rất dễ.
Thay đổi kết thúc của giấc mơ
Hãy chuyển những tiêu cực thành tích cực. Khi bị thức giấc bởi ác mộng, hãy nghĩ đến một kết thúc có hậu cho chính giấc mơ đó.
Viết nhật ký giấc mơ
Hãy viết lại giấc mơ mình đã gặp mỗi sang, dù đó là giấc mơ lành hay dữ. Sau đó rà soát lại những cơn ác mộng và đi tìm lý do tại sao nó lại xuất hiện.