2017-11-15 17:01:30
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"4-sai-lam":"4 sai l\u1ea7m","nguoi-mac-benh":"ng\u01b0\u1eddi m\u1eafc b\u1ec7nh","thuong-gap":"th\u01b0\u1eddng g\u1eb7p","tieu-duong":"ti\u1ec3u \u0111\u01b0\u1eddng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzExLzE1LzItMTY1OS5qcGc.webp

4 sai lầm thường gặp của người bệnh tiểu đường

Dùng chung đơn thuốc có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Khoa Diệu Vân, Trưởng Khoa Nội tiết Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chỉ ra những sai lầm người bệnh hay gặp:

Kiêng tất cả loại đường, tinh bột

Rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường nghĩ chỉ cần kiêng tất cả loại đường, tinh bột cũng giúp kiểm soát đường huyết. Điều đó không hoàn toàn đúng. Một bữa ăn của người bệnh đái tháo đường phải đầy đủ và cân đối các thành phần gồm tinh bột, protein, lipit…

Luyện tập thể dục cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và kiểm soát đường máu của bệnh nhân.

2

Đái tháo đường là bệnh mãn tính, người bệnh cần điều trị suốt đời, thường xuyên theo dõi đường huyết. Ảnh: N.P. 

Nghĩ bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn


Thật sai lầm nhiều người nghĩ rằng chỉ cần với một đơn thuốc của bác sĩ thì có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không cần tái khám. Đái tháo đường là bệnh mãn tính, phải điều trị cả đời. Nếu ngừng thuốc, chỉ số đường máu sẽ tăng cao. Nếu bệnh không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ gặp phải những biến chứng.

Không kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 là người lớn tuổi thường kèm các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ máu… Tuy nhiên, người bệnh chỉ chăm chăm kiểm soát đường máu, quên mất hai yếu tố quan trọng là tăng huyết áp và rối loạn lipit máu. Chúng cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại, ảnh hưởng đến các biến chứng của người bệnh.

Sử dụng đơn thuốc của người bệnh khác

Hiện nay rất nhiều người bệnh đái tháo đường sử dụng đơn thuốc của người khác. Thực tế mỗi bệnh nhân đáp ứng thuốc khác nhau và có mục tiêu, tiêu chí điều trị khác nhau. Vì thế, không thể sử dụng đơn thuốc của người này cho người kia. Tình trạng sử dụng chung đơn thuốc đôi khi có thể để lại những tác dụng không mong muốn như tăng hoặc giảm đường huyết quá mức, thậm chí suy gan, suy thận…

Bác sĩ Vân khuyên, mỗi người bệnh phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị riêng cho bản thân mình (sử dụng các loại thuốc khác nhau). Bên cạnh đó luôn nhớ kiểm soát đường máu song song với kiểm soát mỡ máu, tình trạng tăng huyết áp, tim mạch. Người bệnh cần thường xuyên luyện tập, tuân thủ chế độ ăn, kiểm tra đường máu định kỳ để ta biết bản thân đang ở mức độ nào.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...