Sổ mũi/chảy nước mũi có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như dị ứng, viêm mũi do sự tấn công các các loại virus như rhinovirus, cúm hoặc virut hô hấp. Nước mũi thường là chất nhầy màu xanh, vàng có thể đi kèm với triệu chứng viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính.
Khi bị sổ mũi, hầu hết chúng ta đều có phản ứng xì mũi để loại bỏ các chấy nhầy tích tụ trong xoang mũi gây khó chịu. Tuy nhiên, việc xì mũi không đúng cách có thể gây áp lực, tích tụ áp suất dư thừa trong xoang mũi, thậm chí là nhiễm trùng xoang mũi.
Xì mũi không đúng cách có thể gây nhiễm trùng xoang mũi
Xì mũi để giảm bớt các chất nhầy trong mũi khi bị sổ mũi có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong vài giây sau đó. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng, hành động này có thể làm đảo ngược dòng chảy của chất nhầy vào xoang .
Tiến sĩ J.Owen Hendley và các nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại trường Đại học Virginia đã tiến hành chụp CT và các phép đo khác khi bệnh nhân ho, hắt hơi và xì mũi.
Tiến sĩ Hendley cho biết, ho và sổ mũi thường ít gây ra áp lực trong hốc mũi, tuy nhiên, việc xì mũi lại gây ra áp lực rất lớn, tương đường với hiện tượng huyết áp tâm trương (huyết áp cao) ở người. Hành động xì mũi có thể đẩy chất nhầy vào xoang mũi, kéo theo các loại virus hoặc vi khuẩn vào xoang khiến cho bệnh nhiễm trùng nặng thêm.
Khi nào sổ mũi là triệu chứng nghiêm trọng?
Đôi khi sổ mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào đó nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt nếu bạn bị chấn thương đầu hoặc não. Dưới đây là một số dấu hiệu phân biệt sổ mũi cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
– Chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày
– Chảy nước mũi kèm sốt cao
– Nước mũi có chứa máu
– Nước mũi màu xanh hoặc vàng kèm đau hoặc không đau vùng mặt, đau đầu, sốt có thể là viêm xoang do vi khuẩn.
– Sổ mũi liên tục và có vị mặn sau chấn thương đầu
– Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sổ mũi kèm sốt
– Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi bú mẹ, bú bình