Điều thú vị là mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây ra dị ứng nhưng các kiểu dị ứng đồ ăn phổ biến nhất lại thường xuất phát từ 8 loại thực phẩm sau đây.
Bài viết này sẽ cho bạn những thông tin chi tiết về chúng đi kèm các triệu chứng và cách phòng tránh.
Dị ứng thực phẩm là gì?
Dị ứng thực phẩm là tình trạng mà một thực phẩm nào đó “kích hoạt” một hoặc nhiều phản ứng miễn dịch bất thường.
Điều này xuất hiện do hệ miễn dịch nhận dạng sai lầm một vài loại protein trong thực phẩm, coi chúng như là chất có hại. Khi đó, cơ thể sẽ “khởi chạy” một loạt các đo lường phòng vệ, bao gồm giải phóng ra các chất hóa học như histmine – chất gây ra sưng viêm.
Đối với những người bị dị ứng thực phẩm, thậm chí việc tiếp xúc với một lượng rất nhỏ cũng có thể xuất hiện các phản ứng khó chịu.
Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút tiếp xúc và có thể kéo dài đến vài giờ sau đó, bao gồm:
Miệng, lưỡi hoặc mặt sưng lên.
Khó thở.
Huyết áp thấp.
Nôn mửa.
Tiêu chảy.
Phát ban.
Nổi mụn ngứa.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây ra sốc phản vệ (anaphylaxis). Các triệu chứng có thể xuất hiện rất nhanh, bao gồm nổi mụn ngứa, phồng miệng hoặc họng, thở yếu, huyết áp giảm nhanh và thậm chí là đột tử.
Nhiều loại thực phẩm mà cơ thể không thể hấp thụ thường bị hiểu sai là nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, chúng không liên quan gì đến hệ miễn dịch cả. Điều này có nghĩa là trong khi ăn các thực phẩm đó có thể gây ra tác động nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống nhưng chúng không đe dọa tính mạng của bạn.
Các dị ứng thực phẩm thật sự có thể được chia làm 2 nhóm chính: IgE antibody (Kháng thể IgE) và non-IgE antibody (Kháng thể không IgE). Các kháng thể là một loại protein trong máu được hệ miễn dịnh sử dụng để nhận dạng và ngăn chặn viêm nhiễm.
Nhóm dị ứng bởi thực phẩm IgE thì kháng thể IgE sẽ được giải phóng bởi hệ miễn dịch. Còn nhóm không IgE thì các kháng thể IgE không được phóng thích. Lúc này, các thành phần khác của hệ miễn dịch sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể trước các mối đe dọa.
1. Sữa bò
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị dị ứng sữa bò, đặc biệt khi chúng uống sữa trước khi được 6 tháng tuổi. Đây là một trong những dị ứng phổ biển nhất ở trẻ, tác động tới 2 – 3% trẻ em và trẻ mới lớn.
Tuy nhiên, khoảng 90% trẻ sẽ “miễn dịch” với sữa bò khi được 3 tuổi. Điều này có nghĩa là người lớn thường ít mắc phải.
Dị ứng sữa bò có thể xảy ra theo cả hai dạng IgE và non-IgE nhưng dị ứng kiểu IgE phổ biến nhất và cũng có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng nhất.
Trẻ em hoặc người trưởng thành rơi vào dị ứng IgE có xu hướng phản ứng trong vòng 5 đến 30 phút sau khi uống sữa. Họ sẽ trải qua một số triệu chứng như phồng, ngứa, phát ban, nôn mửa và các trường hợp hiếm là xảy ra sốc phản vệ.
Dị ứng non-IgE thường có những triệu chứng liên quan đến ruột như nôn mửa, táo bón, tiêu chảy cũng như sưng viêm ở vách ống tiêu hóa.
Dị ứng với sữa thuộc dạng non-IgE có thể khá khó để chẩn đoán bởi vì thi thoảng, các triệu chứng không thể phát hiện và cũng không có bài kiểm tra máu hỗ trợ.
Nếu đã được chẩn đoán là bị dị ứng với sữa bò thì cách điều trị duy nhất đó là không được uống sữa bò và ăn các thực phẩm liên quan, bao gồm: Sữa, sữa bột, pho mát, bơ, sữa chua, bơ thực vật, kem.
Các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cũng nên loại bỏ đồ uống này ra khỏi bữa ăn hàng ngày để bảo vệ trẻ.
2. Trứng
Đây là kiểu dị ứng phổ biến thứ hai đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, 68% trẻ bị dị ứng với trứng sẽ thoát khỏi hiện tượng này khi chúng 16 tuổi.
Các triệu chứng bao gồm:
- Hệ tiêu hóa có vấn đề, chẳng hạn như đau bụng.
- Các phản ứng đối với da, chẳng hạn như phát ban hay nổi mụn ngứa.
- Các vấn đề về hệ hô hấp.
- Sốc phản vệ (hiếm gặp).
Nhiều khả năng là chúng ta bị dị ứng với lòng trắng trứng chứ không phải là lòng đỏ. Điều này là do protein của mỗi bộ phận này có chút khác biệt.
Tương tự, giải pháp ở đây là loại bỏ trứng ra khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn không cần phải kiêng hết tất cả các loại thức ăn liên quan đến trứng vì trứng khi được nấu chín sẽ thay đổi cấu trúc của các protein gây ra dị ứng. Một nghiên cứu cho kết quả rằng 70% trẻ em bị dị ứng trứng không xảy ra vấn đề gì khi ăn bánh quy hoặc bánh ngọt có thành phần là trứng đã được nấu chín.
Cũng cần lưu ý rằng hậu quả của việc ăn trứng sẽ khác biệt với từng người và không loại trừ khả năng với người này chỉ có triệu chứng nhẹ, còn người khác sẽ nặng hơn. Thế nên, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn thứ gì đó có chứa trứng.
3. Các loại hạt từ cây
Dị ứng hạt cây (tree nut allergy) là một loại dị ứng xuất phát từ một số loại hạt cây, phổ biến và có tác động tới 1% dân số Mỹ.
Các loại dị ứng hạt cây bao gồm:
- Các loại hạt Brazil.
- Hạnh nhân.
- Hạt điều.
- Hạt mắc ca.
- Hạt óc chó.
- Hạt thông.
Những người dị ứng với các loại hạt này cũng sẽ bị dị ứng với các thực phẩm được làm từ chúng, chẳng hạn như bơ và dầu.
Dị ứng hạt cây thường kéo dài suốt đời. Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 9% trẻ em có thể khỏi bệnh khi trưởng thành. Ngoài ra, anh chị em của người bệnh cũng là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao. Do đó, bác sĩ cũng khuyên những đối tượng này nên đi xét nghiệm dị ứng.
Ngoài ra, dị ứng hạt cây có thể gây ra sốc phản vệ nên lời khuyên là hãy mang theo bên mình các dụng cụ tiêm tự động epinephrine, đồng thời tránh tuyệt đối ăn các loại hạt, sản phẩm có thành phần từ hạt và đọc kỹ nhãn thành phần trước khi mua sản phẩm.
4. Hạt lạc (Đậu phộng)
Giống như dị ứng hạt cây, dị ứng với lạc cũng rất phổ biến, nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong. Điểm khác biệt duy nhất đó là lạc thuộc họ đậu.
Mặc dù vì sao một số người bị dị ứng với lạc vẫn chưa có lý giải rõ ràng nhưng nếu trong gia đình từng có người bị thì nhiều khả năng, các thế hệ sau cũng sẽ bị. Do vậy, các bà mẹ đang mang thai không nên ăn lạc để bảo vệ con cái.
Khoảng 15 đến 22% trẻ em bị dị ứng với lạc nhưng khi đến tuổi thiếu niên thì có thể dị ứng sẽ biến mất.
Giải pháp ở đây vẫn là tránh thêm lạc vào chế độ ăn uống.
5. Dị ứng hải sản
Dị ứng tôm do cơ thể bị “tấn công” bởi các protein có trong các loài giáp xác và động vật thân mềm, bao gồm tôm sú, tôm càng, cua, tôm hùm, sò, mực.
Tác nhân gây dị ứng hải sản phổ biến nhất đó là tropomyosin. Ngoài ra còn có một số loại protein khác như myosin light chain và arginine kinase.
Các triệu chứng do dị ứng hải sản cũng thường xuất hiện khá nhanh và tương tự như các loại dị ứng IgE khác, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy hoặc đau bụng.
Đối với những người bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh chúng, kể cả với các loại thực phẩm có thành phần là hải sản đã qua chế biến kỹ.
6. Lúa mì
Dị ứng lúa mì xảy ra do một loại protein có trong nó và tác động tới hầu hết trẻ em.
Dị ứng lúa mì cũng có thể dẫn tới hệ tiêu hóa hoạt động trục trặc, phát ban, nôn mửa, nổi mẩn ngứa, phồng rộp và sốc phản vệ.
7. Đậu nành
Dị ứng đậu nành thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi, xảy ra khi uống sữa đậu nành hoặc các sản phẩm từ sữa đậu nành.
Các triệu chứng có thể bao gồm nổi mẩn, chảy nước mũi, khó thở, hen suyễn. Một số trường hợp là sốc phản vệ.
8. Cá
Giống như dị ứng hải sản, dị ứng cá cũng gây ra nhiều phản ứng nguy hiểm. Các triệu chứng chính là nôn mửa, tiêu chảy và sốc phản vệ.
Ngoài 8 kiểu dị ứng trên thì nhiều người còn bị dị ứng với quả đào, chuối, bơ, quả kiwi, chanh leo, vừng, hạt lanh, cần tây, tỏi, mù tạt, hạt hồi và hoa cúc La Mỹ (Chamomile).
Làm thế nào để biết bạn có bị dị ứng hay không?
Để kiểm tra điều này thì bạn có thể thực hiện một số bài “chẩn đoán” sau:
- Xem lại chế độ ăn: Theo dõi các loại thực phẩm thường ăn, thời gian và các triệu chứng.
- Kiểm tra với da: Cho thực phẩm tiếp xúc với da, có thể châm hoặc chạm nhẹ và theo dõi phản ứng của da.
- Kiểm tra bằng miệng: Điều này nên thực hiện khi có sự giám sát của bác sĩ.
- Kiểm tra máu: Kiểm tra lượng IgE.