2022-06-25 09:09:23
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb","khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p","me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDIyLzA2LzI1L2NoYS1jb24tODM4Ni0xNjU2MDkzNDcxLTA5MDguanBn.webp

9 điều bố nên nói với con trai mỗi ngày

J. Stuart Ablon, giáo sư tâm thần học Trường Y Harvard khuyên, cha mẹ nên chia sẻ cảm xúc của họ với con, giúp trẻ tăng cường trí thông minh cảm xúc, cách ứng xử với người khác.

Jeff Bostic, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown (Mỹ), nói trẻ không biết cha mẹ nghĩ gì nếu họ chỉ im lặng. Vì thế, nên lấp đầy những lỗ hổng đó bằng việc chia sẻ nhiều hơn với trẻ. Đối với các bé trai, việc quan sát bố hành động, lắng nghe bố chia sẻ và coi đó là một khuôn mẫu để áp dụng sau này. Có 9 điều bố nên thường xuyên nói cho con trai.

Cha-con-8386-1656093471

 

Những lời tử tế về mẹ

Nói yêu mẹ của lũ trẻ là điều tuyệt vời, nhưng chưa phải tất cả. Hãy diễn giải vì sao bạn yêu mẹ của các con, ví dụ: “Mẹ đã nấu những bữa cơm thật ngon cho bố con mình, mẹ thật tuyệt vời”, hay “Mẹ đã chuẩn bị nước cho hai bố con mình đi đá bóng, chúng ta phải cảm ơn mẹ”.

Những lời khen ngợi, động viên và khích lệ của bạn dành cho vợ, thông qua con trai, sẽ giúp con học cách biểu đạt tình yêu thương với người bạn đời tương lai.

Những lời thừa nhận thất bại và sẵn sàng tìm kiếm giải pháp


Khi việc gì đó diễn ra không đúng kế hoạch của mình, bố có thể nổi nóng, muốn chửi thề, muốn thể hiện sự bất lực, thất vọng. Nhưng thay vào đó, hãy chia sẻ những suy nghĩ của mình với con một cách thật thà: “Bố đã nghĩ như vậy là đúng, nhưng hóa ra lại không hiệu quả. Chúng ta có thể thử cách khác xem sao”.

Lời nói này giúp đưa ra cho con trai hai bài học: Thứ nhất là bố thất bại nhưng không cục súc, nóng nảy. Thứ hai, con người không ai là toàn năng, nhưng ai cũng có thể lựa chọn những cách giải quyết khác nhau.

Kể cả trong trường hợp bạn đã trót nóng giận, cũng hãy nhanh chóng hít một hơi thật sâu, thừa nhận với con rằng mình đã mất bình tĩnh, sau đó tìm cách trao đổi với con để có được hướng đối phó phù hợp.

Những lời diễn giải cảm xúc

Cởi mở những cảm xúc của mình, bao gồm hạnh phúc, lo lắng, buồn, vui… với con thực sự quan trọng. Điều đó giúp dạy cho trẻ – đặc biệt là các bé trai – cách biểu đạt cảm xúc thay vì chối bỏ. Điều này giúp trẻ đối diện với mọi cung bậc cảm xúc của mình mà không cảm thấy xa lạ hoặc sai trái.

Lời đề nghị được giúp đỡ

“Bố cần giúp đỡ” là cách để bố cho con trai thấy rằng không ai là hoàn hảo, người bố cũng có lúc cần được trợ giúp thay vì có thể tự mình làm mọi thứ. Phó giáo sư J. Stuart Ablon nói rằng đây là cách để bố mô hình hóa rằng cuộc sống không phải chỉ là một mình gánh vác công việc mà còn là để người khác tham gia và cộng tác với mình.

Những lời thể hiện sự đồng cảm

Lắng nghe là một công cụ thể hiện sự đồng cảm hiệu quả. Điều đó cũng phản ánh sự kiên nhẫn và độ lượng, thể hiện qua việc bạn đặt câu hỏi, nghe con giải thích, diễn giải suy nghĩ của mình. Người cha có thể thể hiện tốt sự đồng cảm sẽ giúp nuôi dạy một bé trai biết lắng nghe và chia sẻ.

Cùng con khám phá kiến thức

“Con có biết chúng ta đang đi qua địa danh nào không, đây là một địa danh lịch sử mà ông con từng chiến đấu…” có thể là cách để bố mở đầu câu chuyện và kéo trẻ vào câu chuyện đó. Trẻ có thể không bận tâm vào chủ đề đó, cũng có thể sẽ rất hứng thú, và đương nhiên, chúng sẽ học được nhiều kiến thức thú vị thông qua cuộc trao đổi với bạn.

Diễn giải về giá trị tình bạn

Khi bố có một người bạn tốt, người bạn có thể gặp gỡ, tìm kiếm tiếng cười, lời khuyên, sự giúp đỡ tận tình… , họ sẽ cho con cái thấy giá trị của tình bạn chân thành. Diễn giải về giá trị tình bạn thông qua một mối quan hệ bạn bè chân thành thực tế sẽ giúp con trai của bạn hiểu rằng trong cuộc sống, luôn có những người đáng được tin cậy.

Mô tả quá trình chuẩn bị

Khi bạn cùng con đi một nơi nào đó, hãy cùng con sắp xếp, chuẩn bị. Bạn có thể bắt đầu với: “Bố đã có túi đây, còn chai nước đâu, khăn tắm đâu, kem chống nắng đâu con?”.

Tất cả những điều này dần giúp con bạn hình thành tư duy có sự chuẩn bị, sắp xếp mọi thứ trước khi tiến hành một công việc nào đó. Đến tuổi trưởng thành, bé trai sẽ học cách tự lập danh sách, giải quyết công việc khoa học – điều rất cần ở một người đàn ông trưởng thành.

Nói lời xin lỗi, chấp nhận xin lỗi

Con người không ai hoàn hảo, ắt có những lúc bạn nóng nảy, bực dọc, bao biện và đổ lỗi. Tuy nhiên, sau những thứ lộn xộn đó, thứ trẻ mong thấy ở bạn là thái độ sửa đổi, cố gắng làm mọi việc tốt hơn.

Ablon khuyên bạn: “Mắc sai lầm không phải điều gì đó tồi tệ, nếu như bạn nói lời xin lỗi trước mặt lũ trẻ và được chấp thuận tha lỗi. Đây là những bài học mạnh mẽ cho cả một chặng đường dài mà mọi bé trai cần học trong cuộc đời”.

Bài viết mới nhất

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...

CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY CẢM XÚC CỦA HỒNG NHUNG – VIỆT ANH TẠI AUCKLAND

Tối ngày 26/4/2025, đêm nhạc The Flying Stars đã diễn ra tại thành phố Auckland, thu hút sự tham gia của đông đảo cộng...