2018-01-15 13:19:07
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"kho-co":"kh\u00f4 c\u1ed5","ngu-day":"ng\u1ee7 d\u1eady","ue-oai":"u\u1ec3 o\u1ea3i"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAxLzE1LzEtMTMxNi5qcGc.webp

Ai ngủ dậy hay khô cổ, uể oải gà gật cả ngày thì nên biết điều này

Nhiều người chẳng hiểu tại sao sáng ngủ dậy là hay khô cổ, đau đầu rồi uể oải, thậm chí đến chỗ làm thì gà gật suốt buổi, khó tập trung.

Nếu bạn cũng đang trong tình trạng này thì có thể nghĩ ngay đến chứng ngưng thở khi ngủ. Để nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ, trước tiên bạn cần xác định xem mình có ngáy nhiều khi ngủ hay không, bằng cách nhờ người thân quan sát.

1

Ngủ dậy hay đau đầu, khô cổ và uể oải là dấu hiệu cho thấy giấc ngủ của bạn có vấn đề 

Ngủ ngáy nhiều cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của bản thân, theo Men’s Health. Nó liên quan mật thiết tới chứng ngưng thở khi ngủ, một dạng bệnh khiến bạn thật sự không thở trong lúc đang say giấc.

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn hay khô cổ, uể oải kèm theo đau đầu vào mỗi sáng sau khi thức giấc; ban ngày thường ngủ gà ngủ gật, ngả lưng đâu là có thể ngủ ngay ở đó. Thậm chí, chứng này còn gây thêm một số nguy cơ đáng ngại khác như cao huyết áo, đột quỵ và đau tim.

Nếu tình trạng trên kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Để được chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ một cách bài bản, thường thì bạn sẽ phải đến phòng khám và ngủ lại đó để hoàn thành bài kiểm tra.

2

 Ngủ đủ và ngon giấc là điều vô cùng quan trọng với sức khỏe tổng thể ẢNH MINH HỌA: SHUTTER STOCK

Ngưng thở khi ngủ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến tâm trạng thất thường, quên trước quên sau, thiếu tập trung. Người bị ngưng thở khi ngủ cũng thường hay giật mình thức giấc lúc nửa đêm, và khi đó, họ thường đi toilet, càng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu là người khó ngủ thì tình trạng này càng gây hậu quả nghiêm trọng.Trong tình huống thức giấc như vậy, bạn tuyệt đối không nhìn lên đồng hồ vì sẽ càng khó ngủ. Đồng thời, tốt nhất bạn đừng cố nằm quá 20 phút để ngủ lại, Health.com trích lời bác sĩ Nancy Foldvary-Schaefer – Giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của Bệnh viện Cleveland (Mỹ), cho biết. 


Hãy ngồi dậy và làm điều gì đó thư giãn hoặc chán mấy cũng được, miễn đừng xem tivi hay các thứ gây kích thích tâm trí.

Để có giấc ngủ ngon lành vào ban đêm, ngoài việc thở đúng cách, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc vàng, chẳng hạn như không nhậu nhẹt hay uống cà phê sát giờ ngủ; để các thiết bị giải trí di động xa tầm tay, và nhất là không ăn quá cận giờ lên giường. Tốt nhất là bạn nên ăn uống cách thời điểm đi ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Nên có sẵn bình nước trong phòng ngủ để uống khi bạn khát nửa đêm, hạn chế uống nhiều nước sát giờ ngủ để tránh tình trạng thức dậy đi toilet liên tục. Và nếu tối hôm trước bạn thiếu ngủ thì nên ngủ trưa 20-25 phút vào hôm sau để đảm bảo sự tỉnh táo và sức khỏe làm việc.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...