2017-10-15 10:39:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"chan-doan":"ch\u1ea9n \u0111o\u00e1n","dieu-tri":"\u0111i\u1ec1u tr\u1ecb","lua-tuoi":"l\u1ee9a tu\u1ed5i","phac-do":"ph\u00e1c \u0111\u1ed3","tay-chan-mieng":"tay ch\u00e2n mi\u1ec7ng","xuat-hien":"xu\u1ea5t hi\u1ec7n"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEwLzE1LzItMTAzNy5qcGc.webp

Bệnh chân tay miệng thường tập trung ở lứa tuổi nào?

Ngày 19-7 trong phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng vừa ban hành, Bộ Y tế cũng khẳng định bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi hệ đề kháng của các bé còn yếu. Cao điểm của bệnh thường từ tháng 8 đến tháng 11. Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng, tỉ lệ trẻ lớn tử vong do bệnh tay chân miệng đến nay vẫn thấp hơn nhiều so với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (2 trẻ tử vong/800 trẻ mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 0,25%). Trường hợp bị bệnh tay chân miệng sẽ khỏi nếu căn nguyên gây bệnh bắt nguồn từ coxsackievirus (A16), nhưng nếu do nhiễm enterovirus 71 (EV71), trẻ sẽ có biểu hiện nặng hơn, có thể bị biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim cấp, viêm phổi.

Hầu hết người lớn được miễn dịch nhưng những trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm. Trẻ emcó nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Hiện chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng. Bệnh chủ yếu lây lan qua tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng, phân nhiễm virut nên biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất vẫn là vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho cả trẻ em và người chăm sóc trẻ (phụ huynh, giáo viên), nhất là khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn.

2

 Bệnh chân tay miệng chưa có văcxin và thuốc điều trị đặc hiệu 

Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, tất cả những ai chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, nhưng không phải ai bị nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh.

Khác với các loại virut khác. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang cho con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Điều đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.


Khi bị bệnh người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...