Bệnh trĩ là gì?
Dù không phải là một căn bệnh “hiểm nghèo” như ung thư nhưng chúng ta cũng không nên coi thường bệnh trĩ bởi các triệu chứng của bệnh làm cho người bệnh chịu nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nếu để về lâu về dài thì bệnh có thể có biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần sớm nhận biết bệnh trĩ là gì, những dấu hiệu nhận biết bệnh và cách chữa trị ra sao để có thể giảm thiểu những hậu quả mà bệnh gây ra.
Bạn hiểu thế nào về bệnh trĩ?
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến nhất ở hậu môn, trực tràng thường xảy ra ở những người đứng hoặc ngồi quá lâu. Trong dân gian bệnh vẫn thường được gọi với cái tên là lòi dom. Đây là hiện tượng các tĩnh mạch ở hậu môn bị phì đại quá mức tạo thành các búi trĩ gây cộm vướng, khó chịu và đau đớn ở hậu môn.
Bệnh trĩ là gì và những biểu hiện của chúng ra sao? |
Những dấu hiệu của người bị mắc bệnh trĩ thường gặp
Dấu hiệu chung của bệnh trĩ
Thông thường, đối với người bị mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu thì thường xác định thông qua một số biểu hiện đặc trưng sau:
+ Đi ngoài ra máu, hoặc có một chút máu lẫn ở trong phân hoặc dính ở giấy vệ sinh.
+ Có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da xung quanh hậu môn.
+ Hậu môn tự dung bị sưng tấy đỏ và đau rát.
+ Hình thành các búi trĩ và sa ra ngoài hậu môn khi bệnh nặng.
Bệnh trĩ được phân loại thành 3 loại chính đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tuy đều là bệnh trĩ, nhưng những biểu hiện bệnh của 3 loại trĩ lại hoàn toàn khác nhau.
Đối với trĩ nội:
Trĩ nội là bệnh mà các búi trĩ được hình thành ở phía trên đường lược. Bệnh được biểu hiện qua những cấp độ sau:
Cấp độ 1: Búi trĩ bắt đầu hình thành ở phía trong đường lược, nhỏ và mềm, không gây đau, chưa bị sa ra ngoài. Chỉ có thể xuất hiện triệu chứng ra máu khi đi đại tiện.
Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự thụt vào bên trong.
Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện và khó thụt vào và phải lấy tay đẩy vào.
Cấp độ 4: Búi trĩ trở nên cứng hơn và sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào thì búi trĩ lại bị tụt ra.
Đối với trĩ ngoại:
Khác với trĩ ngoại được hình thành ở bên trong đường lược, trĩ ngoại là các búi trĩ được hình thành ở phía ngoài đường lược.
Bệnh được biểu hiện qua 4 cấp độ:
Cấp độ 1: búi trĩ mới xuất hiện ở phía dưới đường lược kèm theo triệu chứng đại tiện ra máu.
Cấp độ 2: búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và có thể tự thụt vào như ban đầu.
Cấp độ 3: búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và không tự thụt vào được.
Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài không có cách nào đẩy vào được.
Đối với bệnh trĩ hỗn hợp:
Không giống với 2 loại trĩ trên, : trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp.
Trên đây là các dấu hiệu của bệnh trĩ, tuy nhiên để có một kết quả chẩn đoán chính xác bệnh thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, nội soi trực tràng, dạ dày,…để có thể có một kết luận chính xác và từ đó để có các biện pháp điều trị cho phù hợp.
Cách chữa trị bệnh lậu
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến khiến nhiều người lo lắng. Vậy cách trị bệnh lậu như thế nào? |
Hút thuốc lá trên 5 năm, hãy làm theo 5 cách này để cứu phổi!
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Bài viết sau xin hướng dẫn cho bạn cách “cứu” phổi cho người hút thuốc trên 5 năm chỉ bằng những mẹo cực đơn giản mà không cần uống thuốc. |