Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả.
Sơ cứu khi bị bỏng bằng lòng trắng trứng
“Băng” bằng lòng trắng trứng có một số lợi ích sau: Thời gian cấp cứu nhanh (vì hầu như gia đình nào cũng có sẵn trứng gà hay trứng vịt), giúp cho việc cấp cứu kịp thời. Ngay khi đang “băng”, nạn nhân đã cảm thấy dễ chịu (mát, vì bỏng nước sôi rất đau, rát và nóng).
Dù vết bỏng được “băng”, nhưng ta vẫn có thể quan sát được vết thương (vì lòng trắng trứng sẽ tạo thành một lớp màng trong suốt). Lòng trắng trứng là một loại băng ép rất tốt, giúp cho da không bị phồng lên, đồng thời cũng là một loại “băng sinh lý” rất lý tưởng (có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da), có thể “băng” ở mọi nơi mà các loại băng khác khó hay không thể băng được (như nách, bẹn…).
Khi thay “băng”, rất đơn giản (chỉ cần dùng nước sạch, tưới nhẹ lên vết thương cho lòng trắng trứng trôi đi rồi thấm khô và băng tiếp). Đây là phương pháp chữa bỏng rất an toàn, hiệu quả và ai cũng có thể làm được.
Theo Trí thức trẻ, đây cũng là phương pháp mà nhân viên cứu hỏa được dạy để sơ cứu trong trường hợp bị bỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị bỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên. Chỉ sau 10 ngày, vết bỏng sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo.
Da bị bỏng cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bạn có biết sự khác nhau giữ vết bỏng cấp độ 1 và cấp độ 3? Vết bỏng nào thì cần đến bệnh viện? Bạn có thể làm gì để giảm đau đớn cho trẻ? Những việc nên và không nên làm khi bị bỏng? Đó là những câu hỏi cơ bản mà mọi cha mẹ nên biết vì bỏng dù ở mức độ nào cũng nên có những thao tác sơ cứu ban đầu. Ví dụ:
Với những trường hợp do nước sôi, lửa: khi bị bỏng, không nên cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng. Phải ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh sạch (tuyệt đối không được dùng nước đá) trong thời gian từ 15 – 20 phút. Sau đó băng vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc vải sạch không có lông tơ, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Với những vết bỏng nhỏ như bỏng bô xe máy hay bỏng nước sôi ở mức độ nhẹ… thì sau khi ngâm nước (hoặc dội nước nhiều lần) có thể dùng thuốc mỡ đặc trị phỏng bôi phủ lên vết thương. Tuy nhiên, tốt nhất sau khi sơ cứu nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn.