2017-12-13 20:16:54
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"cac-benh":"c\u00e1c b\u1ec7nh","dong-tac":"\u0111\u1ed9ng t\u00e1c","thuuong-gap":"thu\u01b0\u1eddng g\u1eb7p","van-phong":"v\u0103n ph\u00f2ng"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEyLzEzLzEtMjAxNC5qcGc=.webp

Chết sớm vì bệnh văn phòng

Các chuyên gia Mỹ khẳng định công việc trong văn phòng thực sự nặng nhọc và có hại cho sức khỏe.

 Trái tim, các cơ vùng mông và đôi mắt là những thứ bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất vì công việc gắn liền với bàn giấy. Một bác sĩ tim mạch, một huấn luyện viên thể dục và một chuyên gia nhãn khoa đã phân tích và đưa ra những lời khuyên cho giới văn phòng trên tờ Daily Mail.

1

 Công việc văn phòng có hại hơn bạn tưởng- ảnh minh họa từ Internet

Tiến sĩ– bác sĩ Allan Steward, Trưởng Khoa Phẫu thuật động mạch, Trường Y khoa Icanhn ở Mount Sinai (New York, Mỹ):

Những yếu tố chính tác động tới trái tim bao gồm: bạn có xu hướng ăn thực phẩm ít lành mạnh hơn, bao gồm các bữa ăn nhanh và ăn vặt; ít vận động làm tăng lưu thông acid béo và cholesterol vào tim, tăng nguy cơ đau tim; ngồi lâu làm cơ thể tăng đề kháng insulin – nguyên nhân gây tiểu đường; bạn tích trữ nhiều mỡ trắng ở bụng và các vị trí khác; gia tăng nguy cơ bệnh lý tắc nghẽn ở phổi.

Theo bác sĩ Allan Steward, cho dù bạn có đến phòng tập 4 ngày/tuần, bạn vẫn không bù đắp được 6 giờ ngồi văn phòng mỗi ngày.

Nhưng bạn có cách bù đắp khác, đó là hãy cố đứng lên mọi khi có thể: lấy nước uống, gọi điện thoại; cố nghỉ giải lao sau mỗi giờ; đi bộ đến chỗ đồng nghiệp để trao đổi thay vì chat… Nếu làm việc ở nhà, hãy thử đem laptop của bạn đặt lên máy chạy bộ, vừa tập vừa tranh thủ, hoặc dùng quả bóng thể dục thay cho ghế và thỉnh thoảng làm một động tác nào đó.


Huấn luyện viên Moe Widdi đến từ New York Health & Racquet Club (Mỹ):

Công việc văn phòng gây hại cho cột sống, xương khớp, nhất là khi bạn không ngồi thẳng lưng. Tư thế ngồi cong lưng cũng làm tăng nguy cơ các cơn đau cơ do ngồi nhiều và bệnh đường hô hấp. Áp lực lên “bàn tọa” tăng cao cũng làm cơ mông kém khỏe và vòng 3 bị phẳng đi.

Để khắc phục, bạn có thể tập bài tập trượt tường (wall silde) hoặc trượt tường ngược (serratus wall silde) với một vòng dây buộc hai cổ tay và cố đưa hai tay lên càng cao càng tốt.

2

Động tác trượt tường 

3

Tư thế khởi động của trượt tường ngược. Thực hiện bằng cách đưa tay lên cao nhất có thể, vẫn giữ lưng thẳng và tay bám sát tường 

Tiến sĩ Randy McLoughlin (chuyên gia khúc xạ, Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ):

Màn hình không làm bạn mù nhưng gây ra hiện tượng tăng nhãn áp vì bạn phải tập trung quá nhiều vào một thứ quá gần mắt.

Cách bù đắp khá đơn giản: mỗi 20-30 phút, hãy cho mắt bạn nghỉ ngơi bằng cách nhìn đi chỗ khác khoảng 30 giây. Các thuốc nhỏ mắt thông dụng (loại không cần toa) cũng hữu ích, giúp giảm khô và căng thẳng ở mắt. Bạn cũng nên kiểm tra mắt 2 năm/lần.

Bài viết mới nhất

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp”: Đưa ra nhiều vấn đề hấp dẫn!

Hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững” đã mang...

Bí quyết eo thon da nõn nà từ nữ blogger xứ tỷ dân

Nhiều người thậm chí ví Yuzi Zhang như “tiên tử” bởi những hình ảnh xinh đẹp thoát tục. Yuzi Zhang, một blogger đến từ Trung...

Nhan sắc ‘nữ hoàng cảnh nóng’ đóng ‘Lật mặt 7’ của Lý Hải

Đinh Y Nhung sở hữu vóc dáng săn chắc, gợi cảm ở tuổi U50. Cô góp mặt trong phim 'Lật mặt 7: Một điều...

Nam người mẫu bị sa thải khỏi Met Gala vì quá điển trai

Trước khi bị sa thải khỏi Met Gala, Eugenio Casnighi từng đảm nhận vai trò tiếp đón nghệ sĩ trên thảm đỏ. Anh gây...

7 loại trái cây mùa hè giúp tăng cường miễn dịch

Mùa hè là cơ hội tuyệt vời để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất quan trọng từ các loại trái cây tươi...