Vô sinh là một hiện tượng mất khả năng sinh sản thường xảy ra ở những cặp vợ chồng sau khi cưới. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng dạo gần đây tỉ lệ vô sinh ở nữ giới đã tăng cao hơn đáng kể. Do đó, ngay khi còn trẻ thì bạn phải nhận biết được những yếu tố gây vô sinh là gì và có biện pháp chữa trị sớm để không gây ảnh hưởng đến tương lai về sau.
Không xuất hiện ngày rụng trứng
Ngày rụng trứng là thời điểm “nhạy cảm” của con gái, vì nếu quan hệ trong những ngày này thì tỉ lệ có thai sẽ là rất cao, kể cả bạn đã dùng đến các biện pháp phòng tránh. Một khi không thấy sự xuất hiện của ngày rụng trứng thì bạn nên đặc biệt chú ý bởi có thể là dấu hiệu của bệnh vô sinh. Cơ thể không rụng trứng do nhiều tác động bên ngoài và dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – một tình trạng làm hao tổn estrogen và progesterone. Ngoài ra còn gây béo phì, thiếu máu buồng trứng nguyên phát (POI) do các khiếm khuyết về nhiễm sắc thể hoặc đột biến di truyền, kèm theo rối loạn chức năng tuyến giáp, mất cân bằng hormone.
Rối loạn tuyến giáp
Nếu có tuyến giáp hoạt động kém thì bạn nên đi khám ngay vì nó có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và gây ra các vấn đề về vô sinh.
Sử dụng nhiều loại thuốc
Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên đọc kỹ thông tin và hướng dẫn sử dụng để hiểu được những tác dụng phụ, cũng như ảnh hưởng của thuốc đến khả năng sinh sản. Bởi một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là yếu tố chính khiến bạn không thể mang thai.
Tập luyện quá sức
Những người có thói quen tập thể dục cường độ cao thường có chỉ số BMI rất thấp, bao gồm cả các vận động viên nữ. Bởi việc tập luyện quá sức sẽ làm cơ thể bị mất nhiều mỡ, từ đó làm giảm nồng độ estrogen nên gây ức chế sự rụng trứng và làm kinh nguyệt không đều.
Cân nặng thay đổi thất thường
Việc tăng, giảm cân thất thường cũng là một trong những yếu tố gây rối loạn chức năng nội tiết tố, dẫn đến vô sinh. Lúc này, bạn cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để giúp tăng chất lượng trứng và giúp quá trình thụ thai diễn ra hiệu quả hơn.
Thường xuyên căng thẳng
Thường xuyên căng thẳng có thể dẫn đến các thay đổi về hormone do ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan trong cơ thể. Nếu phải chịu những áp lực lớn suốt một thời gian dài thì sẽ khiến cho buồng trứng không bài tiết hormone nữ, dẫn đến kinh nguyệt thay đổi thất thường. Điều này cũng khiến quá trình thụ thai gặp khó khăn, nhất là với những người thường xuyên làm việc trong môi trường cạnh tranh căng thẳng nên khả năng sinh sản bị ảnh hưởng cao.