2021-07-05 11:16:53
{"an-khon-song-khoe":"\u0102n kh\u00f4n s\u1ed1ng kho\u1ebb","khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDIxLzA3LzA1L2RpbmgtZHVvbmctaG9wLWx5MS0xMTE1MzYuanBn.webp

Dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Những loại thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày có vai trò như thế nào trong việc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2?

Để có cái nhìn đa chiều về các loại thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày và vai trò của chúng đối với việc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2, hãy tham khảo những thông tin dưới đây từ Tiến sĩ Raymond Tso

Empty

 

1. Có chế độ ăn kiêng nào giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hay không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là KHÔNG! Tiến sĩ Tso đã nói rằng: “Không có một chế độ ăn uống nào được gọi là chế độ ăn kiêng tối ưu nhất. Bạn chỉ có thể tuân thủ và duy trì một chế độ ăn lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe và cân nặng của bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp ăn uống có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Chúng ta có thể nhắc đến chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ này tập trung vào việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày như rau, trái cây, ngũ cốc và các loại chất béo lành mạnh. Bạn cần giảm hàm lượng sữa và thịt đỏ nạp vào cơ thể một cách hợp lý.


Tiến sĩ Tso khuyến nghị một mô hình ăn uống lành mạnh được đúc kết từ kinh nghiệm của chính bản thân mình: “Tránh ăn nhiều đường hay các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế. Hãy ăn chất xơ để căn bằng với thịt nạc hoặc các loại protein chất lượng từ thực vật. Đừng quên kiểm soát khẩu phần ăn của bạn một cách hợp lý nhé!

2. Còn gạo thì sao?

Đây là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người Châu Á, nơi mà người dân thường không thể thiếu gạo trắng trong các bữa ăn hằng ngày. Các nghiên cứu cho rằng việc ăn nhiều hơn 3 chén cơm mỗi ngày làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với việc chỉ ăn khoảng 1 đến 2 chén.

Tuy nhiên, điều này không chứng tỏ việc ăn cơm trắng nhiều nhất định sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

“Nó còn phụ thuộc vào hàm lượng Calo mà bạn nạp vào mỗi ngày cũng như kiểm soát đường huyết một cách tối ưu” – tiến sĩ Tso nói!

Thực phẩm có hàm lượng đường thấp (GI) bao gồm rau xanh, hầu hết các loại trái cây, đậu tây, đậu lăng và ngũ cốc ăn sang có cám. Thực phẩm có GI cao bao gồm bánh mì trắng, khoai tây và gạo trắng. Tuy nhiên, gạo lứt có GI trung bình và phù hợp hơn nhiều đối với những người đang lo ngại mắc bệnh tiểu đường loại 2.

3. Chế độ ăn kiêng phổ biến hiện nay có giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường?

Chế độ ăn “low carb” là việc giảm hoặc loại bỏ tinh bột, các loại thực phẩm chứa carbohydrate bao gồm trái cây, ngũ cốc, rau giàu tinh bột, các sản phẩm từ sữa và đường. Điều này có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên khó có thể theo dõi trong thời gian dài.

Chế độ ăn “low carb” cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ tiêu cực như mệt mỏi, đôi khi còn xuất hiện các triệu chứng như cảm cúm hay thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chúng loại bỏ rất nhiều chất xơ lành mạnh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch cũng như ung thư.

Các nghiên cứu cho rằng việc nhịn ăn không liên tục có khả năng làm giảm lượng đường trong máu và thúc đẩy quá trình giảm cân. Tuy nhiên không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy đó là giải pháp thay thế cho các kế hoạch ăn uống lành mạnh. Cũng giống như chế độ ăn “low carb”, việc nhịn ăn không liên tục đòi hỏi kỷ luật thép và rất khó để tuân theo trong một thời gian dài. Ngoài ra, chúng cũng không thích hợp cho những người đang sử dụng một số loại thuốc không thể uống khi bụng đói. Tiến sĩ Tso nói rằng “nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

4. Chế độ ăn uống tốt nhất cho những người đang mắc bệnh tiểu đường là gì?

Chế độ ăn uống giúp ngăn ngừa và trì hoãn sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2 cũng giúp bạn kiểm soát tình hình bệnh tiểu đường hiện tại.

Các loại carbohydrate có GI thấp như các loại hạt, cháo, khoai lang và các sản phẩm từ đậu nành ít làm tăng lượng đường trong máu hơn so với những loại có GI trung bình như gạo trắng, bánh mì nguyên cám, mật ong hay nước cam.

Kiểm tra lượng đường trong máu tại nhà cũng có thể giúp bạn xác định đúng loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate mà bạn có thể dung nạp. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả và đưa ra những đề xuất cho bạn để cải thiện chế độ ăn phù hợp.

Tiến sĩ Tso cho rằng bạn không nên quá phụ thuộc vào việc điều chỉnh lối sống cũng như thói quen ăn uống để kiểm soát hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà không sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Bài viết mới nhất

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...

KỲ DUYÊN CHUẨN BỊ CHO VÒNG BÁN KẾT TẠI MISS UNIVERSE

Vòng bán kết Miss Universe 2024 diễn ra từ 9h00 ngày 15.11 và tại đấu trường Arena CDMX của thủ đô Mexico. Sau 3 tuần...

Hoa hậu Thanh Thủy – Viên ngọc Việt tỏa sáng rực rỡ tại Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy đã trở thành cô gái Việt Nam đầu tiên đạt được danh hiệu cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu...