Mụn trứng cá là ác mộng đối với nhiều người. Mặc dù thường gặp khi dậy thì, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc sống.
Điều trị trực tiếp trứng cá không dễ, nhưng vị trí xuất hiện của nó có thể cho bạn biết vấn đề thực sự đang diễn ra trong cơ thể mình. Với bài viết hôm nay, hy vọng các bạn sẽ nắm được tình trạng sức khoẻ để có những điều trị kịp thời và hợp lý nhất.
Minh hoạ: 1. Hormon, 2&3. Stress, 4. Hệ tiêu hoá, 5&6. Nồng độ vitamin, 7. Đường máu, 8. Nhiễm khuẩn, bệnh lây qua đường sinh dục, 9&10. Dị ứng hoặc do da nhạy cảm, 11&12. Hệ thần kinh và hệ tiêu hoá, 13&1. Hệ tiêu hoá.
Mụn mọc ở cằm thường do rối loạn hormon, chúng thường xuất hiện tự nhiên hoặc sau một thời gian dài tiêu thụ quá nhiều đường.
Mụn ở vai và cổ thường do nguyên nhân stress, chúng thường nặng hơn sau khi bạn trải qua các đợt lo lắng hoặc căng thẳng.
Mụn mọc sau lưng có thể do rối loạn chức năng hệ tiêu hoá hoặc thần kinh.
Mụn trên ngực thường liên quan trực tiếp đến chế độ ăn của bạn, có thể do ăn nhiều đồ cay nóng. Hãy tìm gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu muốn cải thiện tình trạng của mình.
Mụn mọc ở khuỷu tay thường là sản phẩm của các tế bào chết hoặc do thiểu năng tuần hoàn mà nguyên nhân sâu xa có thể do thiếu hụt các loại vitamin cần thiết.
Mụn ở vùng bẹn khá hiếm và thường có mối liên hệ với nồng độ đường huyết của bạn. Tất nhiên, chỉ các bác sĩ da liễu mới cho bạn được câu trả lời chính xác nhất.
Mụn mọc ở vùng quanh mông thường liên quan đến yếu tố bên ngoài như sự cọ sát của quần áo hơn là các nguyên nhân bên trong. Hãy mặc các loại đồ lót thông thoáng và giặt thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Chế độ ăn, trang điểm và dị ứng là các nguyên nhân cơ bản dẫn dến sự nổi loạn của mụn trứng cá. Vì vậy, trước khi đến phòng khám chuyên khoa, hãy thử thay đổi lối sống của mình: tắm thường xuyên, giặt đồ sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng… Kết quả có thể sẽ khiến bạn bất ngờ.