Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp mũi
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc polyp mũi, chẳng hạn như:
Hen suyễn;
Nhạy cảm với aspirin;
Nấm dị ứng viêm xoang;
Xơ nang;
Hội chứng Churg-Strauss.
Cách chăm sóc cho người bị polyp mũi sau phẫu thuậtNhìn chung sau cắt polyp mũi khoảng 4 – 6 tuần người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này nên tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn hoặc khói thuốc.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, thông thường bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, xịt mũi bằng nước biển và thuốc xịt có chứa steroid.
Để có kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các loại thuốc này có tác dụng thúc đẩy chữa bệnh nhanh chóng và là thành phần thiết yếu của chăm sóc hậu phẫu, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo sau mổ. Liều lượng thuốc sẽ được điều trị theo khả năng phục hồi của người bệnh trong từng trường hợp qua những lần khám kiểm tra mũi họng thường xuyên.
Vệ sinh mũi bằng nước muối biển sâu
Để giữ cho mũi luôn ẩm và ngăn ngừa tình trạng khô mũi có thể làm chậm quá trình hồi phục, người bệnh nên vệ sinh mũi, xoang thường xuyên bằng nước muối biển sâu. Có hai lựa chọn cho người bệnh:
Dùng bình rửa mũi
Dùng thuốc xịt nước biển dạng phun sương
Thực hiện vệ sinh mũi ít nhất là 2 lần/ngày sau phẫu thuật và trong quá trình phục hồi nên tiếp tục duy trì 1 lần/ngày.
Nếu không thể dùng bình rửa mũi, người bệnh có thể mua các thuốc xịt nước biển có bán sẵn tại nhiều hiệu thuốc. Với lựa chọn này, người bệnh cố gắng dùng thuốc xịt ít nhất 1 lần/giờ sau khi đã tỉnh táo sau phẫu thuật và giảm xuống còn 4, 5 lần/ngày khi đã bắt đầu phục hồi.