Nguyên lý cái xô đựng nước
Khi lấy nước đổ đầy một cái xô, nếu cái xô bình thường thì chẳng có vấn đề gì trong việc giữ nước bên trong, tới khi nước bắt đầu tràn ra.
Trong thực tế, ví dụ này không mô phỏng lại cách não chúng ta hoạt động. Hầu hết thông tin đi vào bộ não thường bị rò rỉ ra. Thay vì trông đợi bộ nhớ giống như một cái xô chứa mọi thứ, chúng ta nên xem nó như một cái xô lủng.
Trong khi nguyên tắc cái xô lủng có thể hơi lạ, nhưng nó lại rất bình thường. Trừ khi bạn sinh ra với một bộ nhớ máy tính, thì não chúng ta không được thiết kế để nhớ được mọi thứ chúng ta trải qua trong cuộc sống. Làm sao để nhớ 90% những thứ ta học?
Sự phát triển của kỹ thuật học tập Kim Tự Tháp trong những năm 1960- chỉ ra cách con người học tập.
Theo nghiên cứu chỉ ra: 5% học được từ bài giảng. 10% học từ việc đọc. 20% học được từ nghe-nhìn. 30% học được từ những ví dụ. 50% học được từ việc tranh luận trong nhóm 75% học được từ việc luyện tập những gì đã học 90% học được khi sử dụng kiến thức đó ngay lập tức.
Vậy chúng ta thường học ra sao? Sách, bài giảng trên lớp, xem video là những phương pháp học cung cấp 80-95% thông tin, nhưng đi từ tai này sang tai nọ, nghĩa là vô dụng.
Mấu chốt ở đây là thay vì chú trọng vào việc bắt bộ não nhớ nhiều thông tin hơn với phương pháp chủ động, chúng ta nên chú trọng vào thời gian, năng lượng, và tài nguyên của cách thức học, để được nhiều kết quả hơn, mà lại tốn ít thời gian hơn.
Có nghĩa là:
+ Nếu bạn muốn học cách nói một ngoại ngữ, bạn nên chú trọng vào việc nói chuyện với người bản xứ và thu phản hồi ngay lại (thay vì dùng app điện thoại).
+ Nếu bạn muốn có thân hình đẹp, bạn nên làm việc với một huấn luyện viên thể hình (thay vì xem Youtube).
+ Nếu bạn muốn học một nhạc cụ mới, thì đi làm đệ tử một thầy chuyên nhạc cụ đó.
Thời gian hay Tiền?
Bao nhiêu lần bạn nghe ai đó nói: “Tôi không có thời gian để làm chuyện X…”? Tôi thường kết tội bản thân, cũng như xin lỗi về sự thiếu thời gian trong cuộc sống.
Nhưng thời gian là thứ công bằng nhất trong cuộc đời. Chẳng quan trọng bạn là ai, bạn ở đâu trên thế giới này, hay bạn tranh đấu cho sự hiệu quả ra sao, vẫn chỉ có 24 giờ một ngày.
Mọi giây phút trôi là là đơn nhất, và khi giây phút đó trôi qua, chẳng bao giờ có thể lấy lại được, chẳng giống như tiền bạc. Vậy, chúng ta ai cũng có 24 giờ một ngày, vậy chúng ta giải thích về sự thành công của những triệu phú người bắt đầu từ hai bàn tay trắng như thế nào?
Giải thích về những người nước ngoài có thể nói tiếng Việt tương đối trong 6 tháng từ không biết tiếng Việt như thế nào? Họ học cách làm sao tối đa hóa hiệu quả thay vì chỉ chú trọng vào tác động.
Hãy bảo một người A bỏ ra 1 giờ học ngôn ngữ mới và giữ lại 90% kiến thức. Và một người B bỏ ra 9 giờ học nhưng giữ lại 10% những gì đã học. Tính toán đơn giản thì người B tốn 9x thời gian so với người A, nhưng chỉ giữ được cùng lượng kiến thức với người A.
Cách thức để có được nhiều thời gian hơn không phải sử dụng trong việc nhỏ, như xem một video Youtube 5 phút thay vì 15 phút, mà là để cho việc lớn ví dụ như chọn phương pháp hiệu quả nhất từ lúc khởi đầu. Hoặc lên kế hoạch đầy đủ nhất để tránh đi những rắc rối sai lầm, và quan trọng nhất là không mất thêm thời gian.
Năng lực để giữ lại nhiều kiến thức hơn trong một thời đại mà chúng ta có khả năng tiếp cận nguồn thông tin vô tận là kỹ năng quý giá để đạt được bất kỳ giới hạn nào.
Bằng cách học làm bằng cách nào tiếp thu được nhiều thông tin hơn mỗi ngày, chúng ta có thể bỏ ra ít thời gian hơn mà lại thu được nhiều hơn, và chú trọng vào những thứ mới. Chúng ta ai cũng đang bận rộn, và hiện tại là lúc bạn đang trẻ nhất. Chỉ có một câu hỏi: bạn sẽ hành động như thế nào?