2018-02-20 19:58:25
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"nen-tap":"n\u00ean t\u1eadp","nguoi-benh-tim":"ng\u01b0\u1eddi b\u1ec7nh tim","the-nao":"th\u1ebf n\u00e0o"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAyLzIwLzEtMTk1Ny5qcGc=.webp

Người bị bệnh tim cần tập luyện như thế nào?

Những người mắc bệnh tim hoặc một số triệu chứng liên quan đến bệnh tim cần có một kế hoạch tập luyện thể dục cụ thể để giữ an toàn cho bản thân.
1

 Tập đi bộ, chạy bộ trên máy là một trong những hình thức tập cardio. Ảnh: Gymprofessor.com

Bệnh tim tạo nên một vấn đề phức tạp về thể chất của mỗi người. Nếu bạn không chịu tập luyện thường xuyên, cơ thể bạn sẽ dễ phát phì và bệnh tim luôn đi chung với tình trạng thừa cân. Nhưng nếu bạn đã mắc bệnh tim, việc tập thể dục đôi lúc trở nên nguy hiểm và trong một vài trường hợp tập quá đà, khả năng bị đột quỵ là rất cao.

Trong trường hợp này, những người mắc bệnh tim nên quan tâm đến một khái niệm tập luyện mới, có tên là “tập cardio”, tức là những hình thức tập thể dục giúp tăng nhịp tim như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chèo thuyền, tập trên các máy đi bộ, đạp xe trong phòng thể hình…

Thật ra, tất cả những hình thức chơi thể thao như đá bóng, quần vợt… đều giúp tăng nhịp tim nhưng bạn lại không thể kiểm soát được nhịp tim trong những môn thể thao này. Vì vậy, những môn thể thao này khá nguy hiểm với những người vốn đã bị bệnh tim mạch.  

Tập cardio trái lại, đi theo một giáo án có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh nhịp tim của mình khi tập cardio, có thể tăng hoặc giảm nó một cách chậm rãi và điều này là có lợi cho tim mạch. Tập cardio không chỉ an toàn cho tim mà sau một thời gian dài tập luyện, tình trạng tim mạch của bạn chắc chắn sẽ còn được cải thiện.

Có khá nhiều thắc mắc xoay quanh việc tập luyện cardio, đầu tiên là tập như thế nào cho đúng. Lời khuyên của các chuyên gia đó là bạn phải luôn tuân thủ “nguyên tắc 10 %”, áp dụng trong mọi trường hợp.


Chẳng hạn, ban đầu bạn chạy khởi động với tốc 2m/s, nếu muốn tăng tốc sau đó, bạn cần tăng từ từ lên 2,2 m/s, rồi 2,4 m/s sau mỗi phút. Trong một lịch trình dài hơn cũng vậy. Chẳng hạn mỗi ngày bạn chạy bộ 2km, nếu muốn tăng cường độ, ngày tiếp theo bạn chỉ nên tăng lên 2,2 km, ngày thứ ba tăng lên 2,4 km…

Những thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc tập cardio. Chẳng hạn như giấc ngủ lý tưởng là 7-8 giờ/ngày, hạn chế dùng nhiều muối trong bữa ăn

Một điều lo sợ với những người trẻ tuổi là tập cardio sẽ làm mất cơ bắp. Nhưng đây chỉ là một kinh nghiệm không rõ ràng của các HLV thể hình. Chuyên gia thể chất nổi tiếng Dean Somerset cho biết: “Khi tập cardio, bạn có thể gồng người lên và việc giữ hơi thở nhịp nhàng sẽ giúp cung cấp nhiều oxy vào cơ bắp của bạn hơn, đồng thời loại bỏ bớt chất thải độc hại ra khỏi cơ bắp”.

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...