2018-01-22 20:14:59
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"tac-dung-phu":"t\u00e1c d\u1ee5ng ph\u1ee5","tap-gym":"t\u1eadp gym"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAxLzIyLzEtMjAxMS5qcGc.webp

Tập gym tốt thật, nhưng có đến 9 tác dụng phụ mà ai cũng có thể gặp phải

Và quả thực là chẳng ai muốn gặp phải chúng cả. Thế nên mới nói, cần phải cẩn thận khi tập gym.

Tập gym hay tập thể dục thể thao nói chung đều tốt cho cơ thể. Nó giúp chúng ta rắn rỏi hơn, não bộ minh mẫn hơn, và các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Ấy là chưa kể đến lợi ích có thể hình đẹp và làm chậm đi qua trình lão hóa nữa.

Nhưng tập gym đâu chỉ toàn màu hồng. Bên cạnh những lợi ích, tập gym có thể gây ra một số “tác dụng phụ” tương đối khó chịu mà chẳng ai muốn mắc phải đâu.

Dưới đây chính là danh sách những tác dụng không mong muốn khi tập gym, và một số cách để ngăn chúng xảy ra.

1. Xoắn cơ

1

 

 Lý do: Cơ bắp bị co thắt do hoạt động quá mạnh, do kiệt sức, hoặc do các chất điện giải trong cơ thể bị mất cân bằng.


Nên làm gì: Luôn bổ sung đủ nước trong quá trình tập. Bạn có thể uống nước mát, nhưng phù hợp nhất là các loại nước bổ sung vi chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cần phải thực hiện giãn cơ trước và sau khi tập.

2. Nghẹt mũi, chảy nước mắt

2

 

 Lý do: Quá trình tập sẽ vô tình làm các mạch máu trong xoang giãn nở hoặc thu hẹp lại. Những người bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng cũng gặp phải hiện tượng này.

Nên làm gì: Nên tập luyện trong phòng gym có máy lạnh. Nếu tập ngoài trời, chỉ nên tập ở những nơi thoáng đãng, giàu cây xanh. Cố gắng tránh đường lộ, vì bạn sẽ phải đối mặt với khói bụi.

3. Mẩn ngứa

3

 

 Lý do: Khi tập luyện, tim sẽ bơm nhiều máu hơn, khiến các mạch máu nở rộng ra. Quá trình này có thể vô tình kích hoạt các dây thần kinh, chuyển đi những tín hiệu gây cảm giác ngứa ngáy đến não bộ.

Nên làm gì: Hãy đi tập đều đặn. Não bộ sẽ quen dần với điều đó, giúp cho cảm giác ngứa ngày không còn nữa. Nếu tập rồi lại nghỉ ngắt quãng giữa các buổi, bạn càng có nguy cơ ngứa dữ dội hơn.

Tuy nhiên nếu như lần tập nào cũng cảm thấy ngứa dữ dội, hãy cân nhắc đi gặp bác sĩ, vì có thể bạn mắc phải chứng ” dị ứng với vận động ” rất hiếm gặp đấy.

4. Đau bụng “đi cầu”

4

 

 Lý do: Dao động khi cử động chân có thể cộng hưởng với đường tiêu hóa, và khiến ruột của bạn bị kích thích. Hiện tượng này rất hay xảy ra với các vận động viên chạy bộ.

Nên làm gì: Chỉ nên ăn trước khi tập khoảng 2h đồng hồ, và những bữa ấy tuyệt đối không ăn thực phẩm có chất béo hoặc chất xơ (tức là không được ăn rau đấy).

Ngoài ra trước khi tập, bạn cần phải khởi động. Quá trình khởi động sẽ giúp cơ thể bạn làm quen trước, trong đó có cả hệ tiêu hóa nữa.

5. Buồn nôn

5

 

 Lý do: Máu đẩy ngược lên từ vùng dạ dày, cộng thêm việc nội tạng bị chấn động khi tập luyện có thể tạo ra cảm giác buồn nôn.

Nên làm gì: Đừng ăn quá nhiều chất xơ vào ngày tập luyện, và không được ăn ngay trước khi tập. Tốt nhất, hãy tự dùng cơ thể để cảm nhận, và ghi nhớ những thực phẩm tạo ra phản ứng ấy.

Khi cảm thấy buồn nôn, nên nghỉ tập một chút, bổ sung nước cho cơ thể, thậm chí là tìm cách nạp thứ gì đó có vị ngọt vào cũng được. Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, giúp cảm giác buồn nôn tạm thời bị đẩy lui.

6. Chóng mặt

6

 

 Lý do: do các hành động đột ngột. Ví dụ: đang tập rất căng thì đột nhiên dừng lại; đang ngồi nghỉ đột nhiên đứng dậy. Ngoài ra, để cơ thể quá nóng cũng gây ra cảm giác này.

Nên làm gì: Khởi động và giãn cơ trước và sau khi tập là quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn nên ngồi xuống nếu cảm thấy không ổn, nhằm tránh những chấn thương không đáng có nếu chẳng may bị ngất. Và khi đứng dậy, cũng không nên đứng quá nhanh.

7. Tê ngón chân

7

 

 Lý do: Cơ bắp tỏa nhiệt quá mạnh có thể khiến chân sưng lên, ngón chân cọ sát với giày, thậm chí gây viêm dây thần kinh.

Nên làm gì: Cử động ngón chân nhiều hơn để giúp máu lưu thông tốt. Và hãy nhớ đi giày đúng size.

8. Thâm tím  

9

 

Lý do: Chấn thương, ăn uống thiếu chất. Ngoài ra, tập quá mạnh có thể khiến mạch máu bị vỡ, tạo ra các vết bầm tím như vậy.

Nên làm gì: Cẩn thận hơn khi tập, tránh tập quá sức. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C. Tốt nhất, bạn cần một chuyên gia thể hình để tư vấn, nhằm tránh những chấn thương không cần thiết khi tập luyện.

9. Đau tức bụng bên

10

 

 Lý do: Còn gọi là hiện tượng đau bụng ngắn hạn (ETAP) – hiện tượng rất thường xảy ra với những người đã lâu không chạy bộ. Máu chạy mạnh hơn, đi từ nội tạng vào cơ, nhưng không xảy ra đồng đều. Gan và lá lách lúc này sẽ bị quá tải máu, chèn ép vào thành bụng và tạo ra cơn đau.

Nên làm gì: Chạy chậm lại, hoặc dừng lại để nghỉ một chút. Khi chạy hãy cố gắng hít thở đều. Bạn có thể hít thở theo quy tắc sau: Hít vào, ấn nhẹ vào khu vực đau, thả tay rồi nhẹ nhàng thở ra. Cách thở ấy sẽ giúp máu lưu thông nhanh và đều hơn.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...