Được ví là nhân sâm của người nghèo, cà rốt chứa nhiều nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Trong cà rốt chứ nhiều caroten, và các vitamin C, D, E, K, B1, B… và các khoáng chất như kali, magie, phốt pho, canxi,… thực sự là một loại thuốc bổ toàn diện cho cơ thể.
Bên cạnh đó, cà rốt còn là một loại củ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, ngăn chặn những căn bệnh có thể mắc phải về tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn chức năng tiêu hóa, loét tá tràng, viêm dạ dày… Ngoài ra, nước ép từ củ cà rốt cũng có thể được xem là một loại thức uống giúp sạch ruột.
Với nhiều công dụng tuyệt vời như vậy, cà rốt có thể được ví von như một loại thần dược, điều này không phải là nói quá! Nhưng, với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ thì việc dùng cà rốt là một thức ăn tráng ruột cho trẻ thực sự là một mạo hiểm nếu mẹ không có những kiến thức vững về việc này.
1. Thời gian bắt đầu cho trẻ ăn dặm
Trong tháng đầu tiên, trẻ cần được bú mẹ tuyệt đối, không cho trẻ ăn hay uống bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ, kể cả nước. Vì thế, nước cà rốt càng không phải lựa chọn tốt cho trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi.
2. Chuẩn bị
Cha mẹ cần học về dinh dưỡng để biết trẻ cần ăn các nhóm chất gì, lượng thế nào là phù hợp, hình thái thức ăn. Hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ sẽ giúp cha mẹ tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng thông qua ăn dặm, các giai đoạn ăn của trẻ, cách tạo thói quen ăn uống lành mạnh, sự tôn trọng quyết định ăn/không ăn của con…
Đồng thời, chú ý theo dõi sự phát triển của bé, hiểu rằng sự phát triển kỹ năng vận động quan trọng hơn phát triển thể chất, tăng chiều cao quan trọng hơn tăng cân nặng.
3. Liều lượng
Khi đến giai đoạn ăn dặm, bé cần bổ dinh dưỡng từ củ cà rốt cũng chỉ nên cho ăn mỗi tuần 2-3 lần, mỗi lần từ 30-50g nếu dạng bột hoặc nguyên chất, từ 50-100ml nếu là nước ép. Dùng liều lượng vừa phải, tránh việc cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt bởi có thể vàng da do dư caroten.
Lưu ý:
Cần duy trì cho bú mẹ tùy theo nhu cầu đến khi trẻ đủ 2 tuổi hoặc tối thiểu nhất là trong 6 tháng đầu.
Ghi nhớ nguyên tắc cho ăn đúng nhu cầu của trẻ.
Tìm hiểu thực đơn, làm mới thực đơn và bổ sung vào kiến thức chăm sóc trẻ ăn dặm.
Mẹ cần phải ăn đầy đủ dinh dưỡng để trẻ được bú sữa tốt nhất.