2017-11-19 07:45:38
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"2-tay":"2 tay","2-toa":"2 toa","bat-ca":"b\u1eaft c\u00e1","thuyet-doi":"thuy\u1ec7t \u0111\u1ed1i","uong-thuoc":"u\u1ed1ng thu\u1ed1c"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzExLzE5LzEtMDc0NC5qcGc.webp

Tuyệt đối không uống thuốc kiểu “bắt cá 2 tay”

Cô ruột của tôi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và hễ nghe ở đâu có bác sĩ giỏi là vội tìm đến, có khi uống thuốc cùng lúc 2 toa “cho yên tâm”…
1

Ảnh minh họa. 

Cô ruột tôi năm nay đã hơn 60, bị cao huyết áp, tiểu đường. Từ khi chẩn đoán ra bệnh, cô rất sợ nên rất chăm đi khám bệnh.

Nhiều khi đang dùng toa thuốc này lại bỏ ngang, đi khám bác sĩ khác nghe rằng tốt hơn, cô bắt đầu uống sang toa thuốc khác. Có lần cô tôi vừa uống thuốc Đông y vừa Tây y cho bệnh tiểu đường và không biết có phải vì vậy mà tụt đường huyết hay không, may là xử lý kịp.

Một trong 2 bác sĩ biết chuyện, nửa đùa nửa thật bảo rằng “tôi và ông ấy, cô chỉ được chọn một”. Nhưng cô cho rằng bác sĩ này muốn gom bệnh nhân về phía mình nên không nghe.

Tôi muốn hỏi nếu uống thuốc theo cách cô tôi (2 toa cùng lúc, hay bỏ ngang toa) thì có hại gì về lâu dài không?

(Trần Thị Mỹ Phương, 29 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM)


Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM):

Chào chị, bệnh tăng huyết áp và tiểu đường là các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như cô của chị.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, đã có nhiều nhóm thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết, qua đó cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và giúp giảm các biến chứng của bệnh, kéo dài cuộc sống.

Điều trị các bệnh mạn tính này cần dùng thuốc liên tục, lâu dài, theo dõi qua các xét nghiệm; đồng thời điều chỉnh lối sống, có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.

Cô của chị có ý thức trị bệnh là điều tốt nhưng lo lắng thái quá dẫn đến việc kiểm soát bệnh không đúng cách thì đúng là không nên.

Với cả hai căn bệnh tiểu đường và cao huyết áp, cô của chị cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa và phải cung cấp cho bác sĩ đang điều trị bệnh này toa thuốc bệnh kia để họ tiện theo dõi và kê đơn phù hợp, tránh các tác dụng hiệp đồng bất lợi giữa các thuốc.

 Việc uống cùng lúc hai toa của hai bác sĩ khác nhau để điều trị cùng một bệnh là rất nguy hiểm, tuyệt đối không nên vì khi đó tác dụng hiệp đồng bất lợi càng khó lường.

Ngoài ra, cô của chị cũng cần chọn cho mình một phương án điều trị ổn định và lâu dài. Về mặt y khoa, nay uống toa thuốc này, mai lại bỏ dở để sang toa thuốc kia không tốt cho sức khỏe và việc điều trị, có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...