2015-12-16 16:41:27
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"meo-an-uong":"m\u1eb9o \u0103n u\u1ed1ng","meo-vat":"m\u1eb9o v\u1eb7t","quy-tac-tren-ban-an-nguoi-viet":"Quy t\u1eafc tr\u00ean b\u00e0n \u0103n ng\u01b0\u1eddi Vi\u1ec7t"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzEyLzE2L2tpZW5nLWt5LXRyZW4tYmFuLWFuLTEyLXBodW51dG9kYXl2bl8xNDUwMzI3Nzk5LTA5MDczNjE0LXF1eS10YWMtdHJlbi1iYW4tYW4tbmd1b2ktdmlldC1iYXQta2ktYWktY3VuZy1uZW4tYmlldC5qcGc.webp

14 quy tắc trên bàn ăn người Việt, bất kì ai cũng nên biết

Trên bàn ăn của người Việt luôn có sẵn những quy tắc nhất định. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

1. Không cắm đũa vào trong chén cơm

Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như vậy. Người ta quan niệm, chỉ có cúng cơm thì mới cắm đũa thẳng vào chén như vậy.

me
Nhiều nơi đặc biệt kiêng kị chuyện cắm đũa như trong hình.

2. Quy tắc lật cá

Chắc chắn nhiều người cũng biết về chuyện lật cá này. Với những người dân đi biển, lật cá lại là 1 điềm rủi vì nó cũng giống như lật thuyền. Sau khi ăn hết 1 mặt cá, thay vì lật ngược nó lên, người ta sẽ gỡ xương cá ra và ăn tiếp.

3. Bới cơm cũng phải đúng cách


Có 2 điều phải lưu ý khi bới cơm, đó là:

– Kiêng bới 1 vếch, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết.

– Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được.

4. Không dùng đũa gõ chén

Điều này giống như bạn đang mời gọi “những vị khách không mời”. Đồng thời, người lịch sự chẳng ai lại khua chén như thế cả.

5. Không bới đồ ăn lung tung

Đó cũng là 1 phép lịch sự, bạn cảm thấy như thế nào nếu một đĩa thức ăn hoặc một tô canh bị bới tung lên. Bạn càng phải lưu ý điều này nếu là một vị khách được mời đến dùng cơm.

6. Mời cơm người lớn

Không chỉ đơn giản là lên tiếng mời mọi người dùng bữa. Ở miền Bắc và miền Trung, trước khi cầm chén lên, những người nhỏ tuổi phải mời từng người lớn tuổi ăn cơm theo thứ tự từ trên xuống dưới. 

7. Mời rượu, bia người lớn 

Điều này phổ biến ở miền Bắc, nếu như bạn là người nhỏ tuổi hơn khi cụng ly, ly của bạn phải nằm ở phía dưới một chút so với ly của người lớn tuổi. Không được cụng ngang hoặc cao hơn, như vậy là vô lễ.

8. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng

Không phải tự nhiên mà chúng ta có câu thành ngữ nào. Điều này đã được dạy từ khi chúng ta còn nhỏ, phải biết từ tốn trên bàn ăn.

Nếu bàn ăn của gia chủ không có nhiều, hãy ăn ít lại. Ngay cả khi đó là một bàn ăn thịnh soạn, cũng không nên tranh luôn phần ăn của người khác. Ví dụ như đi ăn tiệc cưới, một bàn ăn thường chỉ có đúng 10 con tôm cho 10 người, bạn ăn 2 con là sai.

9. Không rời khỏi bàn ăn khi người lớn chưa ăn xong

Điều này cũng giống như là sự tôn trọng đối với người lớn. Ngay cả khi bạn đã ăn xong, hãy ngồi lại để người khác cảm thấy thoải mái để tiếp tục dùng bữa.

10. Không sử dụng điện thoại

Bạn biết điều này nhưng vẫn làm mà phải không? Hãy bỏ thói quen đó, hãy đặt mình vào những người xung quanh xem nhé!

11. Ra hiệu với bồi bàn

Không cần phải nói nhiều, bạn chỉ cần để dao nĩa như thế này, nếu là một bồi bàn chuyên nghiệp họ sẽ hiểu ý của bạn là gì.

12. Khăn ăn

Khăn ăn: Dùng để bảo vệ quần áo khỏi bị dây bẩn và để lau miệng trong khi ăn. Có 2 loại khăn ăn: khăn vải và khăn giấy. Trong một bữa tiệc nhiều món ăn không nên dùng khăn giấy. Khăn ăn bằng giấy chỉ nên dùng khi uống cà phê hoặc trong bữa ăn sáng.

13. Không để khách tới nhà ăn đồ thừa, đồ nguội

Bạn không nên để khách ăn những món thừa hay quá nguội vì như vậy các vị khách sẽ nghĩ mình không tôn trọng họ.

14. Phải đợi mọi người đầy đủ mới ăn phần của mình

Hãy đợi tất cả mọi người ngồi xuống bàn và được phục vụ xong xuôi thì mới bắt đầu ăn thức ăn của mình.

35 điều kiêng kỵ trong thế giới tâm linh bạn không được phạm phải
35 điều kiêng kỵ trong thế giới tâm linh bạn không được phạm phải
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Những điều tưởng như bình thường vô hại nhưng nhất thiết phải tránh để không gặp phải những điều bất trắc trong cuộc sống.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...