1. Duy trì lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da bé
Khi còn trong tử cung, làn da bé được bao bọc bởi một lớp màng đặc biệt để bảo vệ cơ thể khỏi môi trường đầy nước xung quanh. Đây chính là lý do đầu tiên để trì hoãn việc tắm bé sơ sinh. Mẹ có thể dễ dàng nhận ra làn da của bé sơ sinh vẫn còn được phủ lớp màng có màu vàng nhạt hoặc màu kem này. Một số bé có lớp màng ngoài da rất dày, trong khi một số khác có lớp màng mỏng manh hơn. Ở những bà mẹ có thai già tháng, lớp màng này thường tiêu biến. Do đó, ở các bé sinh già tháng thường không nhìn thấy màng bao ngoài da, ngoại trừ ở một số nếp gấp ở tay, chân hay đùi.
Sau khi chào đời, bé muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. |
Theo các nghiên cứu gần đây, lớp màng này có ích đối với chức năng miễn dịch, việc để lớp này tồn tại lâu hơn trên da bé giúp tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài tác dụng bảo vệ, lớp màng này còn giúp làm ẩm và mềm da bé.
2. Bé có thêm thời gian để “khám phá” mẹ và thế giới
Sau khi chào đời, bé muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kangaroo. Người mẹ đặt con lên ngực để sưởi ấm cho bé. Với phương pháp này, bé dễ dàng nghe được mẹ, ngửi mùi cơ thể của mẹ và cảm nhận được sự an tâm mà mẹ mang đến thông qua tiếp xúc làn da. Để bé ở gần mẹ cũng giúp kích thích sản xuất sữa mẹ và giúp bé dễ dàng thích ứng với sự chuyển đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra ngoài. Vì vậy, mẹ không cần phải vội vã bế con đi tắm. Sự vội vã ấy có thể ảnh hưởng đến quá trình bé cảm nhận về mẹ và về cuộc sống xung quanh.
3. Giúp bé ổn định nhiệt độ cơ thể
Những em bé mới sinh vẫn chưa thể điều tiết tốt thân nhiệt. Mang bé đi khỏi mẹ và nhúng nước con quá sớm có thể khiến bé bị lạnh và khó điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể cần thiết. Ở bên cạnh mẹ trong lớp quần áo vừa đủ và nhận được sự sưởi ấm của mẹ là cách tốt nhất để giúp bé con duy trì được nhiệt độ cơ thể.
4. Tránh tăng đường huyết và hoóc-môn stress
Nếu sớm bị tách ra khỏi mẹ chỉ để đi tắm, bé có thể sẽ khóc. Điều này làm cơ thể sản sinh một loại hoóc-môn gây stress để đáp ứng tình hình thực tế. Việc cơ thể phải làm việc căng thẳng hơn trong tình huống này cũng khiến bé dễ bị tuột đường huyết. Khi được ở bên mẹ đủ lâu, các cơ quan trong cơ thể bé có khuynh hướng thực hiện tốt chức năng của chúng hơn.
5. Tắm cùng với bố mẹ sẽ vui hơn nhiều
Bé sơ sinh thường muốn ở cạnh những người mà mình thân quen nhất. Vậy tại sao bố mẹ không để dành lần đầu tiên được tắm rửa đến khi về nhà nhỉ? Đích thân mình chăm chút cho con và làm cho lần tắm đầu tiên thật sự thú vị là một gợi ý tốt để bắt đầu những giờ tắm vui nhộn trong tương lai.
Sau khi sinh bao lâu thì mẹ được tắm, gội?
Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn. Thông thường 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản.
Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu.
Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Vệ sinh bộ phận sinh dục thế nào, có sử dụng nước muối rửa bộ phận sinh dục sau sinh không?
Sau khi sinh, tử cung co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Sản dịch thực chất là màng rau, đồng thời cũng là những dịch và niêm mạc của cổ tử cung và âm đạo bong ra. Bản chất của phức hợp này protein, được phân huỷ và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong đường sinh dục của người phụ nữ phát triển, có thể xâm nhập vào cơ thể người phụ nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục nữ luôn luôn có vi khuẩn ẩn nấp. Với những lý do đó, vệ sinh sau sinh hết sức quan trọng và cần thiết cho sản phụ.
Vì vậy, sản phụ nên vệ sinh ít nhất là 3 lần là sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ, nếu sản dịch ra nhiều nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các phương tiện vệ sinh phải sạch, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước sôi để nguội hoặc nước ấm.
Không nhất thiết phải dùng dung dịch sát khuẩn nhưng nước vệ sinh phải là nước sạch. Không nên dùng nước muối loãng để vệ sinh vì tinh thể muối sẽ hút nước và làm vùng sinh dục ngoài của người phụ nữ luôn bị ẩm ướt, tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển.
Tai biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung:
Bế sản dịch là sản dịch không thoát ra ngoài được, hiện tượng này thường gặp ở người sinh con so. Triệu chứng là không có máu ở khăn vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy cứng, có cục. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung – đờ tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng máu chảy nhiều.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc sản dịch chảy nhiều có thể do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt. Thông thường vài tiếng mới phải thay khăn vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3, thứ 4 máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn vào một cái thấy máu chảy ra thì khả năng đờ tử cung là rất lớn.
Sản phụ sau sinh như trút được gánh nặng, ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, sản phụ bị đói, lại gắng sức nên mệt. Thấy sản phụ thiếp đi người nhà nên theo dõi, nếu máu chảy nhiều, hạ đường huyết, người thỉu đi thì phải gọi bác sĩ.
Một sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải thời kỳ này, đó là nằm gác chéo hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như thế âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm gác chéo chân là không tốt vì sẽ ngăn cản sản dịch thoát ra ngoài.
Sau khi sinh sản phụ có được xem ti vi?
Thông thường sau sinh cơ thể mệt mỏi, sản phụ nên nghỉ ngơi. Nhưng sau khi sinh vài hôm, nếu thích xem tivi, có thể xem ti vi với điều kiện trong phòng đủ ánh sáng và yên tĩnh, tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh. Không nhất thiết bắt mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho bú, khi cho con bú nên bế với tư thế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
Tư thế ngủ mẹ bầu cần tránh để không hại thai nhi
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ bầu nên hạn chế nằm nghiêng sang phải, nằm ngửa và tuyệt đối không nên nằm sấp. |