1. Mặc quần áo bẩn cho con bú
Khi các mẹ nội trợ cơm nước cả ngày hoặc vừa đi làm về con đã khóc đói đòi ăn, nhiều chị em không ngần ngại…vạch áo ôm con cho bú ngay. Hành động này đã khiến một loạt các vi khuẩn, vi trùng đe dọa sức khỏe trẻ sẽ tiếp xúc với da, mũi của bé. Trẻ đòi ti mẹ không phải cấp bách đến mức không thể chờ đượ vài phút. Vì vậy, trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con.
Trước khi cho con bú chị em tốt nhất nên thay đồ ở nhà sạch sẽ rồi mới bế con. |
2. Cho con bú khi tâm trạng xấu
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tâm trạng không tốt của người mẹ sẽ khiến cơ thể tiết ra kích thích tố có hại. Điều đáng quan tâm ở đây là lúc này, sữa lại là kênh liên kết chính giữa mẹ và con nên những kích thích tố này sẽ qua sữa truyền vào em bé. Chúng không chỉ tấn công hệ miễn dịch của con mà còn dẫn đến các vấn đề về phát triển. Chính vì vậy, nếu đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy cố gắng giữ cho cảm xúc của mình luôn là những niềm vui.
3. Cho bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Vì cổ họng của trẻ sơ sinh vẫn còn thẳng, ngắn nên khi cho con bú nằm, nếu trẻ bị sặc, sữa rất có thể sẽ chui vào trong ống tai, gây viêm tai giữa. Mặt khác, cho con bú nằm cũng dễ khiến bé bị nghẹt thở, nguy hiểm cho con.
4. Vận động nặng khiến sữa mẹ bị chua
Khi cơ thể người mẹ vận động sẽ sản sinh ra axit lactic, loại axit này sẽ khiến cho sữa mẹ bị chua. Điều này không những ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn không tốt cho sức khỏe của em bé. Chính vì vậy, mẹ cho con bú không nên tập thể dục quá nặng và ngay sau khi lao động nặng cũng không nên cho bé bú ngay.
5. Nụ cười cũng là một…điềm xấu
Trẻ sơ sinh nở nụ cười sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy thoải mái, tốt lành. Tuy nhiên nếu trong quá trình bú, tiếng cười của con có thể trở thành một “vũ khí” chết người. Khi trẻ cười to, thanh quan của bé mở, sữa có thể tràn vào gây sặc, nghẹt thở, thậm chí chết người. Vì vậy mẹ không nên trêu đùa con khi đang cho bé bú. Hãy lặng lẽ để con ăn và chỉ chơi đùa sau khi bé đã ợ hơi.
6. Dùng áo lót, khăn xô có chứa sợi bông
Áo lót có chứa sợi bông hoặc những chiếc khăn lau ngực có sợi bông hóa học có thể còn vương lại trên đầu ti mẹ. Khi cho bé bú, những sợi nhỏ này sẽ theo sữa lọt vào cơ thể trẻ, gây hại niêm mạc dạ dày con. Chính vì vậy, lựa chọn áo lót cho con bú và khăn lau ngực cũng rất quan trọng.
7. Cho bú ngay sau khi vừa tập thể dục
Sau khi tập thể dục hoặc vận động mạnh, cơ thể mẹ sẽ sản sinh a-xít lactic, có thể làm sữa dễ bị chua, ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.
Tốt nhất, nếu vừa vận động xong, mẹ nên vắt ra một ít sữa, sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút để lượng a-xít lactic giảm rồi mới cho bé bú.
8. Cho con ăn trước khi cho bú
Nhiều bà mẹ không có nhiều sữa cho con bú nên chọn giải pháp cho con uống sữa công thức trước, rồi bú mẹ sau. Đây cũng là một sai lầm mà mẹ không nên mắc. Bởi thông thường sữa công thức thường ngọt và đậm vị hơn sữa mẹ, phần núm vú của bình sữa cũng dễ uống hơn, nên nếu trẻ uống sữa công thức trước thì khi bú mẹ sẽ thấy nhạt mà không muốn bú. Điều này không chỉ làm lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá mà còn gây tình trạng ứ đọng sữa mẹ, sữa dễ bị chua, mất chất và có thể gây viêm tuyết vú. Tốt nhất, nếu ít sữa thì mẹ nên ưu tiên cho con bú mẹ trước rồi mới cho uống thêm sữa công thức sau.
9. Cho bé bú theo lịch trình
Nhiều bà mẹ muốn cho con bú theo khung giờ nhất định, phần để dễ sắp xếp công việc khác, phần vì muốn tập cho bé lối sống khoa học ngay từ nhỏ. Khi làm theo lịch trình này sẽ có nhiều lúc bé bị đói mà vẫn chưa được bú. Điều này khiến cho cơ thể bé phát triển kém. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, không bỏ qua cơn đói của bé sẽ giúp bé tăng cân đều.
Cách phòng và chữa cận thị cho con
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Trẻ bị cận thị đang ngày càng tăng lên. Vậy làm thế nào để phòng và chữa cận thị cho con là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm nhất. |