2015-08-17 13:26:00
{"me-va-con":"M\u1eb9&Con"}
{"cham-cat-day-ron-sau-sinh":"Ch\u1eadm c\u1eaft d\u00e2y r\u1ed1n sau sinh","lam-me":"l\u00e0m m\u1eb9","sinh-con":"sinh con","tre-sinh-non":"tr\u1ebb sinh non","tre-so-sinh":"tr\u1ebb s\u01a1 sinh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA4LzE3L2NoYW0tY2F0LWRheS1yb24tMV8xNDM5NzkyODY4LTEyMTEzMWNoYW0tY2F0LWRheS1yb24tc2F1LXNpbmgtbG9pLWR1LWR1b25nLmpwZw.webp

Chậm cắt dây rốn sau sinh: Lợi đủ đường!

Đối với trẻ sinh non, nếu được cắt dây rốn chậm khoảng vài phút có thể giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột.

Từ trước đến nay, việc kẹp và cắt dây rốn trẻ sơ sinh luôn được bác sĩ và nữ hộ sinh thực hiện ngay khi em bé vừa lọt lòng mẹ, và hành động cắt dây rốn được xem như một “nghi thức” kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con của sản phụ. Tuy nhiên, dường như quan niệm này đang dần bị thay đổi, khi mà các nhà khoa học đang đưa ra rất nhiều lợi ích từ việc chậm cắt dây rốn cho trẻ.

Theo bác sĩ CKII Bùi Xuân Quyền, trưởng khoa Sản, bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, việc chậm cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đặc biệt với trẻ sinh non. “Đối với trẻ sinh non, nếu được cắt dây rốn chậm khoảng vài phút có thể giảm nguy cơ chảy máu não và tổn thương ruột, do được truyền thêm máu qua nhau thai, có thêm sắt trong máu nên giảm nhu cầu truyền máu. Đối với trẻ sinh đủ tháng bình thường, việc cắt dây rốn chậm cũng mang lại nhiều lợi ích, bé sẽ có quá trình chuyển đổi thuận lợi hơn và hệ hô hấp cũng hoàn thiện hơn.”

me
Việc chậm cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết thêm với những em bé được cắt dây rốn ngay sau sinh như cách trước đây thì cũng sẽ không bị “thiệt hại” gì vì lượng máu từ bánh nhau của mẹ chuyển sang người em bé trong giai đoạn cuối của thai kỳ đã đảm bảo mức độ đủ.

Bác sĩ Quyền cũng cho biết, theo phương pháp mới này, sau khi em bé chào đời, nên để chậm cắt dây rốn từ 2-5 phút. Dù vậy, để đảm bảo an toàn, tránh hoàn toàn các nguy cơ nhiễm khuẩn có thể gặp phải, phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp sinh thường, không nên áp dụng với sinh mổ.

Cùng với phương pháp chậm cắt dây rốn, một phương pháp mới nữa cũng đang được các chuyên gia khoa sản khuyến khích các sản phụ thực hiện đó là da tiếp da sau sinh. Phương pháp này hiện đang được khuyến khích thực hiện tại 3 bệnh viện lớn là bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng và bệnh viện Phụ sản Trung Ương.


Nói về lợi ích của “da tiếp da” sau sinh, bác sĩ Bùi Xuân Quyền cho biết: “Phương pháp da tiếp da sau sinh giúp kích thích cả 5 giác quan qua sự tiếp xúc trực tiếp một diện tích da đủ lớn giữa mẹ và bé. Cách làm này sẽ giúp kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé, trong đó phản xạ tìm vú mẹ và mút vú được phát huy tối đa ở bé, giúp bé có được  ngậm bú tự nhiên và hiệu quả nhất, đồng thời gia tăng khả năng sinh tồn và thích ứng một cách lâu dài.”

Không chỉ có lợi với trẻ sơ sinh, da tiếp da còn mang lại nhiều lợi ích cho cả sản phụ. “Ở người mẹ, việc kích thích này giúp tạo nên hoóc-môn oxytocin là hoóc-môn tiết sữa và co thắt tử cung ngay sau sinh, giảm thiểu băng huyết và nhiễm trùng ở tử cung một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất.”, bác sĩ Quyền nói.

Về cách thực hiện da tiếp da sau sinh, bác sĩ cũng cho biết, phương pháp này nên được thực hiện ngay những phút đầu bé chào đời. Với sự hỗ trợ của bác sĩ và các y tá, em bé sẽ được đặt nhẹ nhàng lên ngực mẹ. Các mẹ sẽ không phải lo sợ sẽ ảnh hưởng đến việc hô hấp của bé, ngược lại, da tiếp da còn kích thích hệ hô hấp, các phản xạ tự nhiên và tạo sự gần gũi giữa mẹ và con.

Tuy nhiên, bác sĩ Quyền cũng lưu ý: “Sản phụ nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi quyết định có thực hiện phương pháp da tiếp da hay không, nhằm nhận được sự hỗ trợ và phối hợp tốt nhất từ phía bác sỹ, nhân viên y tế. Trong một số trường hợp không an toàn: mẹ có biến chứng, sinh mổ, sản phụ có bệnh nặng… thì không nên áp dụng phương pháp này.”

Dây rốn quấn cổ: Không hề nguy hiểm như mẹ nghĩ
Dây rốn quấn cổ: Không hề nguy hiểm như mẹ nghĩ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Dây rốn quấn cổ không thể là nguyên nhân chính gây ra cái chết của bé.

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...