1. Những điểm cần lưu ý trước khi đi vào công việc tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
a. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế TNCN: là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế (Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2016 trả vào tháng 01/2017 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 01/2017.
Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.
b. Phương pháp tính thuế TNCN
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Dành cho lao động ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên.
– Khấu trừ 10%: Dành cho không ký hợp đồng hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên.
– Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.
2. Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế TNCN trong từng trường hợp cụ thể
a. Đối với cá nhân cư trú có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên
– Kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.
– Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần (Theo Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).
a1. Thu nhập tính thuế TNCN
– Thu nhập chịu thuế: là tổng TNCN nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
a.2 Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế TNCN, cụ thể như sau:
b. Đối với cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hay có ký nhưng dưới 3 tháng
Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên như sau:
– Đối với cá nhân cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không).
Lưu ý:
– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN – Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Người làm cam kết 02 bắt buộc phải có MST tại thời điểm làm cam kết.
Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
c. Đối với cá nhân không cư trú
Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.
Ví dụ về cách tính giảm trừ gia cảnh:
Em muốn hỏi trường hợp như sau thì cách tính mức giảm trừ gia cảnh thế nào ạ
Vào tháng 10/2016 : nhân viên A làm việc tại Cty ĐP đến hết ngày 18/10/2016 bắt đầu từ ngày 19/10/2016 làm việc tại CTy HĐ mức lương của nhân viên A tại thời điểm đó là 10 triệu đồng/tháng (cả hai CTy đều trả mức lương đó) nhân viên A có làm giảm trừ gia cảnh của bản thân là 9 triệu đồng và hai người phụ thuộc là 7.2 triệu tổng là 16.2 triệu/tháng khi quyết toán thuế TNCN CTy ĐP quyết toán lương cho nhân viên A đến từ ngày 01/10 hết ngày 18/10/2016
Cty HĐ quyết toán lương cho nhân viên A từ ngày 19/10/2016 đến hết ngày 31/10/2016
Vậy mục giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế TNCN cho nhân viên A tại mỗi Cty thì phải tính như thế nào ạ
Cảm ơn !
Trả lời: Giảm trừ gia cảnh trong tháng 10 của nhân viên A chỉ dc đăng ký giảm trừ tại 1 trong 2 công ty thôi bạn ạ