Lập danh sách việc cần làm
Những lo lắng làm cho chúng ta tỉnh táo, và chúng không phải là những lo lắng tiêu cực, cũng có thể là điều tích cực bạn đang lên kế hoạch. Nhưng hãy dành thời gian trong ngày hoặc sớm hơn trước giờ ngủ để giải quyết những mối quan tâm đó. Nếu quá muộn, hãy lấy một cuốn sổ tay và thử ghi lại vào một danh sách cho ngày hôm sau.Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc viết ra một danh sách việc cần làm trong tương lai giúp con người ngủ thiếp đi nhanh hơn 9 phút so với những người đã viết về những công việc mà họ đã hoàn thành trong ngày hôm đó.
Ra khỏi giường
Tiến sĩ Cormac O’Donovan, phó giáo sư về thần kinh học tại Trung tâm Y tế Baptist Wake Forest (Mỹ), nói: “Cố nằm trên giường ngủ là một ý tồi nếu không muốn mất ngủ hơn vì nó có thể đào tạo bộ não quen với chiếc giường là chứng mất ngủ và lo lắng. Thói quen này sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Thay vào đó, nếu bạn tỉnh giấc hơn 20 đến 30 phút, hãy ra khỏi giường và làm gì đó khác”.
Đọc sách nhưng không có nội dung gây kích thích tinh thần
Bạn không thể ngăn não suy nghĩ, nhưng bạn có thể làm cho nó phân tâm bằng cách tập trung vào một thứ gì đó trung tính. Đọc sách là một cách giúp bạn làm cho tâm trí không quan tâm đến bất cứ điều gì bạn lo lắng, nhưng nó nên là cái gì đó không kích thích quá mức và sẽ không khiến bạn phải suy nghĩ thêm về nó.
Tập trung vào hơi thở
Một cách khác để nhấn chìm suy nghĩ của bạn có thể là các bài tập thở đơn giản. Hít thở sâu và chậm cũng có thể làm chậm nhịp tim, có thể hữu ích nếu bạn lo lắng.