Luộc trứng
Phần lớn việc luộc trứng bằng lò vi sóng đều sẽ kết thúc bằng 1 mớ lộn xộn (nổ). Bởi nhiệt độ trong trứng tăng nhanh tạo ra rất nhiều hơi nước trong khi lại không có chỗ nào để thoát.
Rã đông thịt
Những miếng thịt đông lạnh rất khó để giã đông bằng lò vi sóng do sự phân bố nhiệt không đều.
Theo các chuyên gia của ĐH Pennsylvania, tốt nhất nên để thịt qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh.
Hâm sữa mẹ
Việc hâm sữa bằng lò vi sóng sẽ phá hủy các chất tăng cường miễn dịch đồng thời lại có thể gây bỏng cho trẻ do phân bố các điểm nóng không đều. Tốt nhất nên ngâm sữa vào 1 cốc nước nóng.
Dùng hộp nhựa
Các chất trong nhựa như BPA có thể thôi nhiễm vào thực phẩm khi bị làm nóng. Trong nghiên cứu đăng tải trên tờ Environmental Health Perspectives, 95% trong số 450 sản phẩm nhựa (từ chai sữa, túi zip đến các hộp đựng) đều thôi nhiễm các chất giống estrogen sau khi cho vào lò vi sóng, máy rửa bát hay ngâm nước. Ngay cả các sản phẩm “BPA-free” cũng thôi nhiễm các chất giống estrogen.
Tốt nhất nên làm nóng thực phẩm trên 1 chiếc đĩa sứ.
Bật lò khi không có gì
Bật lò vi sóng mà không có chất lỏng hay thức ăn để hấp thụ các sóng sẽ làm hỏng lò do gây hiệu ứng hấp thu ngược.
Đun nóng nước
Khi làm nóng nước bằng lò vi sóng với thời gian quá lâu mà không thấy hiện tượng sủi nước thì cần hết sức thận trọng. Bạn có thể bị bỏng khi lấy những cốc nước này do nhiệt được giải phóng, khiến nước nóng bắn lên.
Nên làm nóng nước ở khoảng thời gian tối thiểu và chia nhỏ chu kỳ làm nóng nước. Đây cũng là bí quyết làm món bỏng ngô bằng lò vi sóng.