Tào Tháo (chữ Hán: 曹操; 155 – 220); tự là Mạnh Đức (孟德), là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ[1] Vũ Hoàng đế.
Mối tình sầu bi của Tào Tháo và người vợ thuở kết tóc xe tơ – Đinh phu nhân – từng tốn nhiều giấy mực của giới văn, sử học lẫn báo chí. Người phụ nữ ấy chính là nỗi đau đáu suốt đời mà kẻ phong lưu họ Tào luôn mang bên mình tới tận phút lâm chung. Cuốn “Trang điểm Tam quốc” (tác giả Nguyễn Khanh) của Nhà xuất bản Giáo dục Thiên Tân giúp công chúng hiểu rõ hơn về những sự thực kỳ bí xung quanh các vị anh hùng thời Tam quốc. Trong đó, những mối tình giữa anh hùng và mỹ nhân được tác giả xoáy sâu làm rõ, đem đến cái nhìn toàn diện, khách quan và sâu sắc hơn về lịch sử.
Đinh phu nhân
Đinh phu nhân chính là vợ cả của Tào Tháo nhưng không có nổi mụn con. Trước khi chung sống cùng người vợ họ Đinh, Tào Tháo từng chung chăn đụng gối với cô gái họ Lưu, rồi hạ sinh được một quý tử, đặt tên là Tào Ngang. Sinh nở khó khăn, Lưu thị lâm bệnh qua đời.
Trước khi nhắm mắt, nàng ta đem con gửi gắm cho Đinh phu nhân, thỉnh cầu vị chính thất nuôi dưỡng con mình nên người. Chấp thuận lời cầu xin của họ Lưu, Đinh thị coi Tào Ngang như đứa con ruột thịt của mình, một lòng chăm bẵm, săn sóc. Tào Ngang lớn lên trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn; 19 tuổi được tiến cử làm Hiếu liêm rồi trở thành vị tướng lĩnh thiếu niên oai phong, dũng mãnh nơi trận mạc.
Biện phu nhân
Biện thị còn được gọi là Biện phu nhân (卞夫人) tức Vũ Tuyên hoàng hậu (sau được làm Vương hậu). Xuất thân của bà quá hèn kém và thân phận kỹ nữ, chỉ là nhị phòng cùng các bà vợ khác chia sẻ tình cảm nhưng là người có danh vọng nhất, được chồng kính trọng vì bản lĩnh rất lớn, ăn ở độ lượng, có trước có sau. Bà thủy chung tin tưởng người đầu gối tay ấp với mình, cố gắng hòa giải Đinh phu nhân và Tào Tháo, phục thị vợ cả rất tử tế. Thậm chí, con của vợ lẽ đã bị bỏ quên cũng được bà chăm sóc ân cần không khác chính con đẻ của mình.
Tào Tháo mê mẩn sắc đẹp của con dâu
Trong vị thế phe thắng trận, Tào Tháo vốn đã chú ý tới sắc đẹp của “Lạc Thần” Chân Lạc. Trước khi tiêu diệt Viên gia, Tào đã toan tính hòng bắt mỹ nhân về tay mình. Tiếc rằng, con trai ông là Tào Phi cũng mê mẩn trước Chân Thị.
Sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi lập tức đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ cướp bóc. Lần đầu gặp nàng Chân Lạc tại đây, Tào Phi đã “hồn xiêu phách lạc”. Năm đó, Tào Phi mới 17 tuổi, ông ra sức cầu xin cha được… lấy Chân Lạc làm vợ.
Trước “sự đã rồi”, Tào Tháo buộc phải chấp thuận hôn sự của Tào Phi.
Hồng nhan bạc mệnh
Cuộc hôn nhân của Chân Lạc với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà “kẻ diệt Ngụy” Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.
Tuy nhiên, Chân Thị vốn lớn hơn Ngụy Văn Đế tới 5 tuổi, nhan sắc không tránh khỏi suy giảm theo thời gian. Dần dần, Tào Phi chán ghét hoàng hậu và chuyển sang sủng ái các phi tần trẻ tuổi hơn.
Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.
Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Chân Lạc qua đời bị Tào Phi ra lệnh lấy tóc che kín mặt mũi, mục đích để bà “xuống Âm phủ cũng không có mặt mũi gặp ai”.
Mãi tới khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ lên ngôi thì Chân Lạc mới được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu. “Lạc Thần Phú” mà Tào Thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.