Thời gian gần đây, hàng loạt khách hàng dùng điện thoại hết sức bức xúc vì mạng 3G nuốt tiền một cách nhanh chóng đến khó hiểu. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, một chuyên gia công nghệ viễn thông ở TP.HCM, nhận định: “Hiện nay, mỗi nhà mạng đều cung cấp rất nhiều gói cước với giá khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn, nếu nhìn sơ qua thì có thể thấy đó là dịch vụ đa dạng, phục vụ nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, Việt Nam không có một cơ quan quản lý thị trường viễn thông độc lập như các nước nên chất lượng 3G cũng như giá thành rất khó kiểm soát”.
3G rút tiền của người dùng |
Không đăng ký vẫn phải đóng cước
Có một thực trạng hiện nay là nhiều khách hàng dù không đăng ký sử dụng dịch vụ 3G nhưng hằng tháng vẫn bị tính tiền. Một khách hàng tên Thu tại TP.HCM cho biết, chị không hề đăng ký nhưng vẫn bị tính tiền dịch vụ GPRS lên đến gần 400.000 đồng/tháng. Khiếu nại thì chị được nhà mạng giải thích do khi khách hàng mở wifi nhưng sóng yếu, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ tự kết nối GPRS. Vì vậy, khách cần phải nhắn tin hủy theo cú pháp của nhà mạng. Từ việc này, chị Thu mới biết thêm là điện thoại của mình đã được cài sẵn một số dịch vụ khác như chuyển cuộc gọi, giữ chờ cuộc gọi, nhận SMS khuyến mãi,… và nếu không muốn sử dụng phải nhắn tin xin hủy. “Thật khó chịu, tại sao tôi không đăng ký sử dụng mà lại tính tiền rồi bắt tôi phải nhắn tin để hủy? Đáng lẽ các nhà mạng phải ra khuyến cáo khách hàng về các dịch vụ gia tăng để khách hàng hiểu rõ và có nhu cầu mới đăng ký sử dụng. Ngay cả chức năng tự kết nối GPRS cũng vậy. Điều này thật vô trách nhiệm với khách hàng”, chị Thu nói.
Chiêu trò lừa đảo của nhà mạng |
Cao gấp 5 lần cước 3G trong khu vực
Một chuyên gia về tin học tại TP.HCM đưa ra phép tính: Đối với các gói cước trọn gói (600 MB/tháng), sau khi sử dụng hết dung lượng cho phép thì tốc độ đường truyền 3G của cả 3 mạng MobiFone, Vinaphone và Viettel đều giảm xuống 32 Kbps. Đây là tốc độ rất thấp, thua cả đường truyền Dial-up bằng điện thoại bàn trước kia. Với băng thông này thì lướt web cũng đã khó chứ đừng nói đến xem video hay nghe nhạc. Còn ở các gói cước có giới hạn, cả 3 nhà mạng đều áp dụng mức cước 25 đồng/50 KB cho những dung lượng bị dùng vượt mức. Tính ra giá cước này hơn 500 đồng/MB, cao hơn mức bình quân của khu vực ASEAN là 318 đồng/MB.
Đối với trường hợp không đăng ký gói cước mà sử dụng theo dạng xài bao nhiêu tính bấy nhiêu thì giá cước còn cao hơn rất nhiều. Cụ thể, với mức giá công bố của các nhà mạng là 1,5 đồng/KB, mỗi MB sử dụng là 1.536 đồng (1 MB = 1.024 KB). Nếu dùng khoảng 500 MB (tương đương với gói thuê bao tháng) thì hết gần 800.000 đồng, cao gấp 5 lần giá cước 3G trong khu vực.
Với những gói thuê bao có dung lượng miễn phí chỉ 50MB hoặc 150 – 200 MB mỗi tháng thì việc lướt web, kết nối của khách hàng sẽ bị giới hạn rất nhiều. Chẳng hạn, gói dữ liệu 50 MB chỉ đủ cho người dùng đọc báo hoặc vào truy cập Facebook liên tục khoảng 1 – 3 giờ (tùy thuộc trang web có nhiều hình ảnh hay không)… Tuy nhiên, như Thanh Niên đã phản ánh, thời gian gần đây ngay cả các gói thuê bao tháng cũng cạn dung lượng vùn vụt, nghĩa là đăng ký 70.000 đồng nhưng chỉ dùng được khoảng vài ngày là hết dung lượng 600 MB tốc độ cao, người dùng chỉ còn được dùng 3G với tốc độ rùa bò. Muốn sử dụng 3G tiếp tục thì buộc phải mua thêm gói với thời hạn sử dụng chỉ được đến cuối tháng. Như vậy, rõ ràng cước 3G tại VN không hề rẻ hơn khu vực như các nhà mạng vẫn thường nói.
Cách dùng 3G để không bị lừa
Do “nắm thóp” được người dùng điện thoại hiện nay, đặc biệt là giới trẻ, luôn có nhu cầu truy cập vào các trang tin tức, nhất là mạng xã hội Facebook, nên nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để tạo ra các đường link, ứng dụng giả mạo lừa đảo nhằm “móc túi” người dùng.
Làm thế nào để không bị lừa |
Nguyễn Tiến Nam, nhân viên của một Cty công nghệ tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, các chiêu lừa đảo trên của kẻ xấu không phải là mới. Các đối tượng này đã tạo ra nhiều trang web khác nhau để tạo độ tin cậy và đánh lừa người tiêu dùng. Bản thân Nam nhiều lần “lướt Face” cũng gặp nhiều lời giới thiệu, mời chào, “dụ” vào các website như kiểu trên, tuy nhiên vốn là dân công nghệ nên Nam đã biết và đề phòng vì vậy không bị sập bẫy những tin nhắn, ứng dụng dạng lừa đảo.
Kinh nghiệm của Nam là hạn chế tải các phần mềm từ các website không tin cậy, khó hiểu, và chỉ vào các phần mềm ứng dụng trên các store có uy tín như Google Play, App Store… Ngoài ra, khi tải/sử dụng các phần mềm thì phần mềm phải có công cụ đồng ý sử dụng dịch vụ cho khách hàng với mức cước tương ứng. Các trường hợp ứng dụng không cung cấp đầy đủ thông tin thì cần phản ánh tới tổng đài của nhà mạng.
Người tiêu dùng có thể “tự cứu” bằng cách tự kiểm tra các dịch vụ, gói cước 3G như sau:
* Đối với mạng MobiFone: gõ TK DATA gửi đến 999 (cước phí 200 đồng/tin nhắn). Nội dung trả về sẽ thông báo bạn đang sử dụng gói cước nào, dung lượng sử dụng còn bao nhiêu MB và hạn sử dụng. Ngoài ra, để kiểm tra miễn phí, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình tại website mobifone.com.vn.
* Đối với mạng Viettel: soạn cú pháp tin nhắn Tra Cuoc gửi 191 (tra cứu lưu lượng 3G các gói MI10, MI30 và MI50 – giới hạn dung lượng miễn phí). Đối với gói cước MiMax, MID1, Dmax và Dmax 200, soạn tin nhắn KTTK gửi 191. Phí tin nhắn SMS gửi đến 191 là 100 đồng/tin nhắn.
Với các gói MI10, MI30, và MI50 (giới hạn dung lượng miễn phí) trả trước, bạn đọc vào phần gọi điện thoại, gõ mã sau để gọi: *102#
* Đối với mạng Vinaphone: tra cứu lưu lượng 3G Vinaphone, soạn cú pháp tin nhắn DATA gửi 888, miễn phí tin nhắn.
Bạn đọc có thể gọi đến tổng đài của nhà mạng để kiểm tra trực tiếp theo số thuê bao của mình: Vinaphone (18001091 – miễn phí cho thuê bao Vinaphone và VNPT), MobiFone (18001090 – miễn phí) và Viettel (19008198 – 200 đồng/phút cho thuê bao Viettel và 1.000 đồng/phút thuê bao ngoài mạng).
Trên smartphone dùng Android, vào phần Thiết lập (Settings) – Dữ liệu mạng di động (Mobile Data) để theo dõi. Tại đây, Android hiển thị rõ những ứng dụng nào đã sử dụng bao nhiêu MB dữ liệu. Ví dụ, Facebook mỗi ngày “ngốn” bao nhiêu MB trong gói cước 3G tháng của bạn.
Trên iPhone, tương tự vào phần Thiết lập (Settings) > Cellular. Tại đây, bạn có thể theo dõi lưu lượng dữ liệu các ứng dụng đã dùng. Bạn có thể cho phép hoặc ngừng việc sử dụng dữ liệu của từng ứng dụng.
Cuối cùng, bạn đọc có thể theo dõi sử dụng lưu lượng mạng 3G trên điện thoại của mình bằng ứng dụng di động (app).
“Mẹo” nhỏ giúp Iphone của bạn thoát khỏi tình trạng “treo máy”
(Khám phá) – (Phunutoday) – Chỉ cần thực hiện những thủ thuật nhỏ này, iPhone của bạn sẽ chạy nhanh hơn sau một thời gian sử dụng. |
iPhone mới của Apple sẽ chụp ảnh đẹp như máy ảnh?
(Khám phá) – (Phunutoday) – Một tin vui cho các “tín đồ” thích chụp ảnh trên điện thoại thông minh. |