2017-12-27 07:07:25
{"the-thao":"Th\u1ec3 Thao"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-va-dep":"khoe va dep","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEyLzI3LzQtMDcwNS5qcGc=.webp

6 sai lầm khi tập cơ ngực người mới thường mắc phải

Những sai lầm khi tập cơ ngực thật sự không tốt cho người tập nhưng các bạn mới tập thể hình thường rất dễ mắc phải.

 Các bài tập đẩy tạ trên ghế tập là một trong những phương pháp luyện tập cơ ngực hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không ít người lại… không hề thấy được kết quả kể cả sau hàng tháng luyện tập. Sai lầm khi tập cơ ngực sẽ khiến cho cơ ngực của bạn không phát triển tốt, đồng thời dẫn đến các chấn thương không mong muốn. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời vì sao thông qua việc liệt kê 6 lỗi cơ bản nhất khi tập cơ ngực mà không ít người mới mắc phải.

1

 

1. Quá tập trung quá nhiều vào khối lượng tạ

2

 

Không ít người tập có một cách suy nghĩ hết sức “ngây thơ”, đó là nâng càng nặng thì hiệu quả sẽ càng lớn. Hoàn toàn không hề chính xác. Chỉ một rep tập với khối lượng “khổng lồ” sẽ không bao giờ có thể đem lại hiệu quả luyện tập như khi bạn thực hiện nhiều set tập với mỗi set kéo dài từ 7 đến 12 rep. Trừ khi bạn đang tập tạ để trở thành một vận động viên thể hình, còn không, hãy thực hiện các động tác với khối lượng tạ vừa phải.

2. Đặt chân sai phương pháp

3

 

Với một lí do nào đó, rất nhiều người tập lại nghĩ rằng việc nâng chân trong quá trình nâng tạ trên ghế tập sẽ giúp họ thực hiện động tác dễ dàng hơn so với việc đặt phẳng lòng bàn chân lên sàn. Điều này không hẳn là sai, tuy nhiên, nếu như bạn muốn tận dụng được hiệu quả tối đa của động tác cho nhiều vùng cơ khác nhau, điều mà bạn cần đó chính là tạo cho mình một điểm tựa tốt thông qua hai lòng bàn chân đặt phẳng.


3. Đặt người sai tư thế trên ghế tập:

4

 

Dưới đây là một số lưu ý trong việc đặt tư thế tập của bạn, giảm thiểu nguy cơ chấn thương:

Giữ cho lồng ngực caoLưng hơi congSiết chặt hai xương vai cùng nhauNhấn hai vai của bạn xuống ghế tậpCố định khuỷu tay gần cơ thể thay vì xòe sang hai bên

4. Tay nắm sai cách

5

 

Một điều khác mà bạn cũng cần chú ý, đó là việc cố định vị trí tay đối với từng động tác. Đối với động tác nâng tạ trên ghế tập truyền thống, hãy đặt hai tay cách nhau một khoảng bằng hai vai, hoặc rộng hơn. Bạn cũng có thể thấy đó là một số người tập sẽ thực hiện động tác này với hai tay nắm sát nhau, đó cũng là một kĩ thuật đúng, tuy nhiên kiểu tay nắm này sẽ tập trung vào cơ tam hoành của bạn hơn là cơ ngực.

5. Tì tạ vào ngực

6

 

Nếu như bạn chưa biết, thì việc tì tạ vào ngực hoàn toàn là một việc làm ngớ ngẩn. Không chỉ việc này sẽ biến động tác sử dụng cơ bắp của bạn bị giảm hiệu quả do cơ ngực sẽ hỗ trợ lực đẩy cho động tác, nhiều hơn nữa, việc liên tục tì tạ vào ngực sẽ gây ra một số chấn thương nghiêm trọng về lâu dài. Lồng ngực của bạn tuy là một khu vực vững chắc, mặc dù vậy, nó cũng không “cứng” như bạn tưởng đâu!

6. Thiếu kiểm soát tạ

7

 

Có hai lí do dẫn đến việc này, thứ nhất, tạ quá nặng khiến bạn không thể hạ tạ xuống một cách từ từ. Thứ hai, đó là bạn… không biết là mình phải kiểm soát tốc độ nâng tạ. Để đạt được hiệu quả tối đa đối với mỗi lần nâng, điều mà bạn cần làm đó chính là hãy hạ tạ xuống trong thời gian từ 3 đến 4 giây, duy trì tư thế duỗi cơ trong khoảng 2 giây rồi lập tức đẩy tạ thật mạnh lên trên. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu hóa được phạm vi chuyển động, đảm bảo cho một cơ ngực đầy sức mạnh.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn cùng mong muốn đưa Võ cổ truyền đến với công chúng qua bộ phim Bĩ Cực

Bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood) - sản phẩm tâm huyết của nam diễn viên sau nhiều năm thai nghén và chuẩn...

Khai giảng Khoá huấn luyện Võ gậy – Cơ hội để học sinh IVS tìm hiểu văn hoá võ thuật truyền thống Philippines

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

Malaysia lo lắng cho thế hệ còi xương và chậm lớn

Tỷ lệ trẻ em bị còi xương ở Malaysia là 30%, bao gồm cả những đứa trẻ lớn lên từ các gia đình khó...

Căn bệnh khiến nữ sinh có cảm giác tay chân bị giữ chặt khi chạy

Mỗi lần chạy hay chơi thể thao, nữ sinh người Trung Quốc lại cảm thấy chân và tay trái bị ai đó giữ chặt. Hiện...

Hành trình 3 năm điều chế thuốc chẩn đoán ung thư độc nhất ở Việt Nam

Chứng kiến người bệnh ung thư phải bỏ hơn trăm triệu đi nước ngoài, bác sĩ và kỹ thuật viên của của Bệnh viện...