Ví dụ như dù không muốn trở thành một người nhếch nhác, nhưng việc sở hữu một chiếc bàn hơi lộn xộn lại khiến bạn trở nên sáng tạo hơn. Dưới đây là 6 thói quen mà bố mẹ, thầy cô và rất nhiều người cho là tiêu cực, nhưng thực sự lại tốt cho bạn.
1. Trì hoãn công việc
Đã có rất nhiều tài liệu giải thích lý do cho thói quen trì hoãn ở con người và làm sao để ngăn nó lại. Tuy nhiên, tác giả Adam Grant – người từng là giáo sư trẻ nhất của Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania, lại cho rằng chúng ta nên nhìn thoáng hơn về sự “trì hoãn”. Đây không chỉ là biểu hiện của sự lười biếng, mà có thể là sự chờ đợi một thời điểm thích hợp để hoàn thành công việc. Nói cách khác, trì hoãn có thể thúc đẩy sự sáng tạo vì chúng ta có cơ hội để nghĩ ra những ý tưởng tốt hơn.
Steve Jobs – người sáng lập của Apple là một ví dụ điển hình để chứng minh những lợi ích của việc trì hoãn. “Những lúc Steve Jobs bỏ qua thứ gì đó, chính là lúc ông dành nhiều thời gian hơn để đưa ra nhiều ý tưởng khác biệt. Chúng hoàn toàn trái ngược với những ý tưởng truyền thống, đơn giản, quen thuộc mà chúng ta thường có khi bắt tay vào làm việc ngay từ lúc đầu”, giáo sư Grant nói.
2. Cắn móng tay
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi khoảng 1.000 trẻ em ở độ tuổi lên 5. Khi những đứa trẻ này được 5, 7, 11 tuổi các nhà nghiên cứu hỏi bố mẹ chúng về việc chúng có cắn móng tay hay mút ngón cái không? Kết quả cho thấy, khoảng một phần ba trẻ em có một hoặc cả hai thói quen này.
Khi những đứa trẻ lớn lên đến năm 13 và 32, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số bài kiểm tra về dị ứng. Họ thấy rằng nhóm trẻ có thói quen cắn móng tay và mút ngón cái ít bị dị ứng hơn.
Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu khác khuyên phụ huynh không nên cho con cái làm những điều đó. Dù cắn móng không gây ra tổn hại lâu dài, nhưng nó có thể làm hỏng lớp da xung quanh móng, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng. Còn việc mút ngón tay có thể làm thay đổi cấu trúc của hàm răng.
3. Trễ hẹn
Việc trễ hẹn thường xuyên có thể phá vỡ những mối quan hệ cá nhân lẫn công việc. Người khác sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn là một người tệ hại. Tuy nhiên, bà Diana DeLonzor, tác giả cuốn “Không bao giờ trễ hẹn lần nữa” có một cái nhìn khác về việc trễ hẹn.
Bà viết: “Nhiều người hay đi trễ thường có xu hướng lạc quan và không thực tế – chính điều này ảnh hưởng đến nhận thức của họ về thời gian. Họ thực sự tin rằng họ có thể đi dạo, giặt quần áo, mua đồ tạp hóa và đưa con đi học trong vòng một giờ.”
Nói cách khác, những người đến trễ có một niềm hy vọng và mong đợi giải thuyết ổn thỏa mọi chuyện trong thời gian ngắn – điều mà có thể trở thành con dao hai lưỡi trong cuộc sống hàng ngày.
4. Phàn nàn
Không ai muốn có một người bạn lúc nào cũng than phiền về đồng nghiệp, thời tiết và những thứ nhỏ nhặt ở xung quanh anh ta. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây trên tờ The Atlantic cho rằng những người hay phàn nàn là những người có một tâm trí đầy ắp những sự kiện. Họ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn những người có đầu óc trống rỗng.
Nếu bạn cần phàn nàn, có một cách để thể hiện nó mà không làm phiền những người xung quanh hay làm tình hình tệ thêm. Nhà tâm lý học Guy Winch cho biết: “Một lời than phiền có hiệu quả khi chúng ta có thể giải quyết được và bạn nên thể hiện với những người có khả năng sửa chữa nó”.
Phàn nàn hiệu quả có 3 bước: thứ nhất, không khiến người nghe ở trong trạng thái phòng vệ; thứ hai, than phiền không mang tính chất gây hấn và cuối cùng thể hiện cho người khác biết bạn đánh giá cao những lời khuyên của họ mà giúp bạn cải thiện tình hình.
5. Nhai kẹo su
Nhai kẹo cao su khi đi phỏng vấn xin việc là một hành vi thô lỗ, nhưng khi ở một mình, đây chính là chiếc chìa khóa để giúp bạn thư giãn và làm việc hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhai kẹo cao su giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn – thậm chí có một nghiên cứu cho thấy rằng, những người nhai kẹo su có kết quả kiểm tra trí thông minh cao hơn những người không nhai. Nó còn giúp cải thiện tâm trạng và giảm hóc môn căng thẳng trong cơ thể.
6. Bày bừa bàn làm việc
Nếu bạn phải dọn dẹp một đống giấy trên bàn làm việc của người khác, thì quả là một cực hình. Nhưng nếu bạn có một sự “lộn xộn” của riêng mình, nó là một điều tốt. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự lộn xộn khiến người ta cố gắng đạt được mục tiêu hơn, bởi vì họ có động lực để tìm kiếm trật tự ở đâu đó.
Nói cách khác, chỉ cần nhìn thấy một không gian làm việc lộn xộn, bạn có thể làm việc tốt hơn.