2018-01-07 07:40:12
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"danh-thuoc-me":"\u0111\u00e1nh thu\u1ed1c m\u00ea","den-benh-vien":"\u0111\u1ebfn b\u1ec7nh vi\u1ec7n","nghien-facebook":"nghi\u1ec7n facebook","nu-sinh":"n\u1eef sinh"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzAxLzA3LzEtMDczOC5qcGc.webp

Hà Nội: Nữ sinh nghiện facebook, bố mẹ phải đánh thuốc mê cưỡng chế vào viện tâm thần

Đang là học sinh giỏi, Hồng bỗng nhiên sa sút nghiêm trọng chỉ vì nghiện điện thoại, facebook. Khi phát hiện ra thì đã quá muộn, bố mẹ phải đánh thuốc mê để đưa con vào viện điều trị.

 Từ học sinh giỏi quốc gia trở thành “con nghiện” facebook

Nguyễn Thị Thanh Hồng (SN 2000, ở Hà Nội) vốn là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và cả xóm làng khi em liên tục đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.

Tuy nhiên, từ đầu năm học lớp 12 đến nay lực học của Hồng sa sút nghiêm trọng, thậm chí em còn sống thu mình, khép kín không chỉ với bạn bè, mà cả với những người thân trong gia đình.

Anh Nguyễn Minh Long (SN 1975, bố Hồng) cho biết, hai vợ chồng anh phát hiện ra con gái có những biểu hiện bất thường từ ngày 20/11/2017, khi các bạn đến rủ đi đến nhà cô giáo chủ nhiệm chơi, nhưng Hồng nhất định không đi.

1

Từ một học sinh giỏi, Hồng đã biến thành một bệnh nhân tâm thần vì nghiện Facebook. 

Nghĩ con bận việc riêng nên từ chối, nhưng khi ở nhà hai vợ chồng anh Long quan sát thì cháu chỉ nhốt mình ở trong phòng để xem điện thoại. Kể từ đó gia đình mới bắt đầu để ý đến những hành động của con.


“Rồi đến giữa tháng 12/2017, tôi bất chợt đi làm về giữa buổi thấy con ở nhà, gọi điện đến cô giáo thì mới biết con trốn học. Khi trốn học về nhà, con tôi chỉ chơi điện thoại chứ không có việc riêng tư gì”, anh Long kể lại.

Khuyên bảo con không nghe lời, anh Long và vợ bàn cách cắt mạng internet trong gia đình. Lúc bày Hồng mới bắt đầu có những biểu hiện bất thường mà chính bố và mẹ cũng không ngờ tới.

“Khi cắt mạng, cháu phản ứng một cách rất gay gắt và bất thường. Cháu sẵn sàng đập phá đồ đạc trong nhà, chửi thậm chí là có hành động chống trả bố mẹ”, anh Long nói.

2

 Anh Long phải dùng thuốc mê để cưỡng chế con đến viện. 

Lo cho con gái, anh Long mời bác sĩ tâm lý đến gia đình để thăm khám, nhưng Hồng vẫn khăng khăng nói mình không mắc bệnh gì và có thái độ không hợp tác. Dùng mọi cách không có hiệu quả, cuối cùng anh Lòng nghe theo lời tư vấn của bác sĩ đánh thuốc mê, sau đó chuyển cháu xuống Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

Ngồi bên giường bệnh nhìn con gái đang ngủ, anh Long nói nhỏ với chúng tôi rằng: “Để con ra nông nỗi này, lỗi cũng là do những người làm bố, làm mẹ như chúng tôi khi không làm tốt bổn phận của mình, không theo dõi sát sao con cái trong cuộc sống hàng ngày”.

Gia tăng số người nghiện game, điện thoại, facebook nhập viện

TS Tô Thanh Phương, Trưởng khoa Cấp tính nữ – Phó GĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân khá đặc biệt khi bố mẹ phải đánh thuốc mê để đưa con đến viện.

“Hiện cháu Hồng đang điều trị theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế với bệnh nhân trầm cảm. Thời gian đầu cháu chưa hợp tác trong điều trị, vì thế ngoài dùng thuốc, gia đình cần phải nhẹ nhàng động viện, chăm sóc cháu”, TS Phương cho hay.

3

Đa số các bệnh nhân không hợp tác điều trị trong thời gian đầu đến viện. 

Theo TS Phương, hiện nay tình trạng nghiện điện thoại, facebook dẫn đến trầm cảm phải nhập viện điều trị như bệnh nhân Hồng đang ngày càng gia tăng. Khi nhập viện đa số các cháu đều không hợp tác nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Phân tích cơ chế dẫn đến trầm cảm khi nghiện game, facebook…BS Phương cho biết, đa số người bệnh khi nghiện đều chỉ thích chơi với duy nhất chiếc điện thoại, xa lánh với thế giới xung quanh, lâu dần mắc bệnh.

“Nếu phát hiện nghiện điện thoại khoảng 6 tháng đầu thì lúc đó người bệnh đang ở tình trạng cấp tính, việc điều trị sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng. Còn nếu phát hiện nghiện game trên 6 tháng, thì lúc đó đã chuyển sang mãn tính và thời gian điều trị sẽ rất dài, khoảng 3-5 năm”, BS Phương cảnh báo.

Chính vì thế, BS Phương mong muốn các gia đình hãy quan tâm, chú ý đến con mình hơn nữa để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi nếu để quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và thời gian điều trị sẽ rất lâu.

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi

Bài viết mới nhất

Giải Vô địch Các đội mạnh Lân Sư Rồng Toàn quốc lần thứ I 2025: Giao hòa giữa thể thao, văn hóa và lịch...

Tại không gian cổ kính của chùa Hổ Sơn – nơi gắn liền với truyền thuyết công chúa Huyền Trân – ngày 12/5/2025, Giải...

Nam thần đường đua tuổi 16: Nguyễn Hoài Nam Anh và vẻ đẹp của bản lĩnh, kỷ luật và đam mê

Ở tuổi 16, khi nhiều bạn bè cùng trang lứa vẫn còn mải mê với mạng xã hội hay game online, thì Nguyễn Hoài...

Vovinam – Việt Võ Đạo Senegal Kỷ Niệm 40 Năm Thành Lập Bằng Giải Võ Thuật Quốc Tế Quy Mô Lớn

Ngày 30/4/2025 tại thủ đô Dakar, buổi họp báo công bố sự kiện “Giải võ thuật quốc tế...

Bình Định khẳng định sức mạnh tại giải vô địch các CLB Võ cổ truyền Quốc gia 2025

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Rực rỡ tổng duyệt diễu binh 30/4 trên đường Lê Lợi – TP.HCM trước thềm lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Sáng ngày 27/4/2025, không khí tại trung tâm TP.HCM trở nên sôi động và đầy tự hào khi hàng chục nghìn...