2017-12-04 19:09:59
{"tin-tuc":"Tin T\u1ee9c"}
{"mat-ong-gia":"m\u1eadt ong gi\u1ea3","nguy-co":"nguy c\u01a1","tieu-duong":"ti\u1ec3u \u0111\u01b0\u1eddng"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzEyLzA0LzMtMTkwNi5qcGc.webp

Hậu quả khôn lường từ mật ong giả khiến chân tay lở loét

Một người đàn ông đã phải nhập viện do mắc bệnh tiểu đường vì uống nhầm phải mật ong giả.

 Ông Khairil Amri, 64 tuổi, người Malaysia hiện đang phải nằm điều trị trong bệnh viện từ 3 tháng nay do bị loét hai bàn chân vì bệnh tiểu đường. Ông bị phát hiện mắc căn bệnh này từ tháng 12/2016 sau 6 năm liên tục uống mật ong, ngày 2 lần.

1

Bệnh nhân bị tiểu đường do uống phải mật ong giả lâu ngày. 

Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh, ông Khairil đã mang lọ mật ong mà mình hay uống đi kiểm tra vì ông không thể tin được rằng chế độ ăn uống lành mạnh của mình lạ có thể khiến bản thân mắc bệnh tiểu đường. Ông hầu như không ăn đồ ngọt, chỉ nếm chút ít vào ngày lễ hội. Đối với đồ uống thì còn ít hơn nữa vì ông chủ yếu uống trà.

2

Những chai mật ong giả được bày bán công khai trên thị trường. 

Kết quả kiểm tra khiến ông ngã ngửa vì chai mật ong hiệu Kelulut, ghi được sản xuất bởi ong non ở Kedah mà ông đã uống trong suốt sáu năm là đồ giả. Ông cho biết mỗi chai mật ong này ông phải mua với giá từ 80-100 ringgit (khoảng 440-550 ngàn đồng) và sở dĩ uống nó mỗi ngày vì cho rằng nó có tác dụng tốt cho tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng.

Có rất nhiều trường hợp tương tự như ông Khairil và lỗi tất nhiên không phải của họ bởi trình độ làm giả mật ông hiện nay đã điêu luyện đến mức độ nếu bạn không phải là chính người nuôi ong hay chuyên gia về ngành này thì khó mà phát hiện ra được.

3

Công nghệ sản xuất mật ong giả tinh vi đến mức không thể phân biệt bằng mắt thường. 

Các kết quả thử nghiệm từ phòng thí nghiệm cho thấy mật ong nhân tạo được làm từ đường, tinh bột và bột ngô – toàn là những chất có thể gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường.


Do quá trình sản xuất mật ong giả có pha trộn các loại tạp chất, hóa chất tạo màu tạo mùi, nhiệt độ cao và không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nên dùng loại mật này lâu ngày, người tiêu dùng có thể bị mắc bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

   Nghiên cứu viên chính của Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI), Tiến sĩ Suri Roowi phát hiện ra rằng trong năm mẫu mật ong được mua từ các thương gia khác nhau chứa một lượng hydroxymethylfurfural cao (HMF).

HMF là một hợp chất tự nhiên của sự suy thoái của đường glucose trong điều kiện axit, tiêu thụ nó có thể gây ra những phản ứng phụ trên cơ thể chúng ta.

4

 Càng ở những vùng nuôi ong, lượng mật ong giả trà trộn càng nhiều.

Tình hình này không chỉ diễn ra ở Malaysia mà ngay cả Việt Nam chúng ta cũng cùng chung hiện trạng. Báo chí đã vạch mặt những thôn chuyên làm mật ong giả từ đường, nước lã và hóa chất hương liệu rồi quệt thêm tí sáp ong, thả vào đó mấy con ong chết khô để “làm hàng”. Có những bà lão chuyên bán mật ong giả suốt 30 năm qua vẫn chưa ngừng nghỉ. Đến nỗi có người tiêu dùng phải phát biểu “tôi chỉ biết mua mật ong bằng niềm tin”.

Sẽ còn bao nhiêu người nữa phải chịu tác hại lâu dài do việc dùng mật ong giả gây ra. Chính PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – cũng đã cho biết: “Mật ong tuy là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nếu vô tình mua và sử dụng phải mật ong giả thì bổ đâu chưa thấy mà nguy cơ mắc bệnh đã hiện hữu. Người tiêu dùng có thể bị tăng cân, gây béo phì và mất cân bằng hệ tiêu hóa.”

Ông Trần Đáng – nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – cũng cho rằng sử dụng mật ong giả sẽ khiến người tiêu dùng đối mặt với nguy cơ “tiền mất, tật mang”. Đặc biệt, mật ong giả có lẫn tạp chất, hóa chất tạo màu, tạo mùi… có thể tạo thành hợp chất cực độc. Riêng đối với những loại mật ong pha trộn thì nguy cơ lẫn tạp chất, hóa chất độc hại lại càng nhiều hơn.

Theo luật sư Đặng Thành Trí, tại điểm a, b khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì hành vi quảng cáo “lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo” và hành vi quảng cáo “sai sự thật, không đúng chất lượng, công dụng, chủng loại của hàng hóa” sẽ bị phạt tiền 50-70 triệu đồng.

Ngoài ra, việc làm giả mật ong nếu gây thiệt hại cho “tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe” của người tiêu dùng sẽ bị xử lý hình sự.

Thế nhưng những trường hợp bị xử lí còn rất ít so với hiện trạng bán mật ong giả nhan nhản hiện nay. Chỉ mong người tiêu dùng biết tự bảo vệ mình trước những thì mật ong ngọt ngào.

Đang mùa đông lạnh, bạn có thể bị ho khan hoặc rát cổ vậy nhưng đừng vội dùng siro tự chế ở nhà (ngâm chanh gì đấy) bởi có lẽ là mật ong ngâm chúng không phải là thật đâu!

Bài viết mới nhất

Nghệ sĩ Việt Anh tổ chức đêm nhạc với chủ đề “Về nhà – Về giữa thiên nhiên” 

Tác giả của loạt ca khúc nổi tiếng một thời, gắn liền với tên tuổi của Thu Phương, Lam Trường lại...

Liên hoan Võ thuật Quốc tế TPHCM 2024: Sự kiện thu hút sự chú ý của giới võ thuật trong và ngoài nước

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định vị thế là trung tâm giao lưu văn hóa...

WoMAU làm việc với TP.HCM về công tác tổ chức Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2024

Ngày 6 tháng 11 năm 2024, Phái đoàn Hiệp hội Võ thuật Thế giới (WoMAU) đã có buổi làm việc với...

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền: Tâm huyết cùng những học sinh “cá biệt” tại trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

HOÀNG THÙY LINH TRỞ LẠI ĐƯỜNG ĐUA VPOP VỚI ALBUM MỚI

Ngày 1/11, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đã chính thức trở lại đường đua âm nhạc Việt với album "Vietnamese Concert The Album", một...