Nhưng cũng có một nhóm khác cho rằng, làm sao phải ngạc nhiên, chẳng phải con người cứ phát triển hơn qua từng thời kỳ sao, tập thể hình cũng thế thôi. Và thế là những cuộc tranh cãi dường như bất tận trên các diễn đàn thể hình chỉ để giải đáp mấy câu hỏi tưởng chừng quá đơn giản: đẹp hay không đẹp, to vừa hay to quá?
Chúng ta đã nghe qua nhiều những lời hoài niệm về kỷ hoàng kim của môn thể hình, rằng Arnold đẹp thế này, Olivia đẹp thế kia. Vậy sao chúng ta không thử nghe những người “bên kia chiến tuyến” nói gì? Họ nói rằng: “Bất cứ vận động viên thể hình nào cũng muốn đẩy cơ thể lên tới giới hạn và những gì họ đạt được luôn vượt quá tầm với người bình thường. Vận động viên thể hình ngày nay cũng vậy, họ chỉ tiếp nối phần việc của người đi trước: thử thách giới hạn bản thân”.
Sandow, quái nhân thể hình đầu tiên
Eugen Sandow được xem là cha đẻ của bộ môn thể hình hiện đại. Để tri ân những đóng góp của ông, tượng đồng Sandow sẽ được trao cho nhà vô địch cuộc thi Mr.Olympia, cuộc thi thể hình danh giá nhất hành tinh.
Với tiêu chuẩn thẩm mỹ của đa số chúng ta hiện giờ, thực khó để nói Eugen Sandow có một ngoại hình “bắt mắt”. Vòng hai của ông trông quá cỡ và những đường nét hình thể không thật sự rõ ràng. Nhưng vì sao thời bấy giờ ông vẫn được xem là “đẹp” và có sức ảnh hưởng tới các thế hệ sau?
Chuyện kể rằng Eugen Sandow thường dành hàng giờ trong các viện bảo tàng để đo đạc kích thước các bức tượng người thời xưa. Qua quá trình thu thập dữ liệu, Sandow đã sáng chế ra một công thức có tên là “Lý tưởng Hy Lạp cổ” nhằm đạt tới “hình thể hoàn hảo”. Sandow xây dựng hình thể hệt như những bức tượng trong viện bảo tàng, và Sandow là người đầu tiên phát triển cơ bắp theo những chiều kích định trước. Trong cuốn giáo trình của mình, Sandow đã đưa ra những quy định cụ thể về cân nặng, chiều cao và đề ra cách thức để đạt được ngoại hình mong muốn.
Một điều khá buồn cười: Dù một số người cho rằng các vận động viên ngày nay có thể hình quá cỡ và những vận động viên ngày xưa có thể hình “vừa vặn”, Eugen Sandow cũng đã nhận những lời chỉ trích tương tự vào thời của ông.
Chàng Hercules thứ hai – Steve Reeves
Steve Reevees, Mr.Universe năm 1950, được xem là người kế thừa Eugen Sandow và đặt nền tảng cho những thế hệ tiếp theo. Ông không chỉ nổi tiếng trong giới thể hình mà còn là một ngôi sao điện ảnh nhờ vai diễn trong các bộ phim Athena, Jail Bait, Hercules.
So với Sandow, thể hình của Reeves đã có những thay đổi: vai rộng hơn, eo nhỏ và cơ đùi cực kỳ phát triển. Những thay đổi này đã trở thành tiêu chuẩn cho môn thể hình. Truyền nhân của Reeves gồm có: Reg Park, Bill Pearl, Dave Draper và Larry Scott. Những người này trở nên vượt trội không chỉ vì kích thước đồ sộ (so với thời của họ) mà còn sự cân đối giữa các nhóm cơ.
Thần thoại Sergio Oliva
Những năm 60 trở thanh bước ngoặt lớn của thể hình. Kiến thức về thức ăn và dinh dưỡng phát triển, steroids bắt đầu xâm nhập thể hình. Các vận động viên ngày càng đồ sộ hơn, nhưng không ai có thể sánh ngang với Sergio Olivia.
Olivia vẫn kế thừa những điểm mạnh từ thời Reeves, như vai rộng và eo nhỏ. Một điểm nổi bật chính là cơ lưng cực kỳ phát triển, mà người ta hay gọi là “đôi cánh”. Chính nhóm cơ lưng này mà Olivia được gọi là “Thần Thoại”.
Người đàn ông này đã thống trị bộ môn trong một thời gian dài, trước khi bị Arnold Schwarzengger “soán ngôi”. Arnold cao hơn và lớn hơn Olivia, thậm chí phát triển một dáng điệu riêng giúp ông vừa khoe cơ bắp, vừa để lộ vòng eo thon gọn. Thân hình chữ V là niềm ao ước với rất nhiều vận động viên thời đó. Cùng với Arnold còn có Columbu, Ferringo và Mentzer.
Frank Zane tiếp tục tạo ra những đột phá mới. Ông sở hữu cân nặng không quá ấn tượng, nhưng vẫn đủ sức làm bất ngờ khán giả và giám khảo. Đó là vì sự cân đối và khả năng kiểm soát các nhóm cơ ở tầm mức bậc thầy. Bằng chứng điển hình là phần cơ bụng được hóp lại trông hết sức quyến rũ.
Frank Zane Màn lột xác ngoạn mục của 9 ngôi sao điện ảnh
Phim hành động là một thể loại phim cực kỳ ăn khách nhưng cũng là thể loại vô cùng khó xơi đối với những ngôi sao điện ảnh. Haney và những con quái vật hiện đạiNăm 1984, Lee Haney – một vận động viên thể hình nặng hơn 100kg, xuất hiện và thay đổi hoàn toàn bộ môn này. Nặng còn hơn cả Arnold, Haney khiến người ta trầm trồ bởi cấu trúc xương nhỏ và số đo vai đáng nể.
Theo sau Haney là Dorian Yates, Mr.Olympia đầu tiên nặng hơn 110kg với tỷ lệ mỡ cực kỳ thấp. Dorian chính là người áp dụng phương pháp HIIT do Mentzer và Arthur Jones đề xuất. Chính Arnold đã lên án Dorian Yates vì đánh đổi vẻ đẹp hài hòa để lấy kích thước. Những chỉ trích của Arnold đã ảnh hưởng tới những câu chuyện xoay quanh thể hình ngày nay.
Tuy nhiên, khi nhìn lại sự thay đổi của thể hình, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp tập luyện và kiến thức có khác nhau, nhưng khao khát trở nên to hơn, chắc hơn chưa bao giờ thay đổi.