Lý do? Những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có rủi ro bị phát hiện ung thư vú sau khi khối u đã phát triển lớn – hơn 2 cm (là ngưỡng giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của bệnh ung thư) – so với những người thanh mảnh hơn.
Theo UPI, phát hiện của các chuyên gia Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển) cho thấy phụ nữ nặng cân hơn cũng có tiên lượng tồi hơn khi bệnh ung thư vú của họ được phát hiện giữa những lần tầm soát ung thư thường lệ so với những phụ nữ có trọng lượng bình thường.
Cuộc nghiên cứu bao gồm hơn 2.000 phụ nữ tuổi từ 55-74 ở Thụy Điển. Tất cả đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú xâm lấn trong thời gian từ năm 2001-2008. Chỉ số khối cơ thể (BMI) bình quân của họ là 25,6. BMI là công cụ ước tính mỡ cơ thể dựa trên các số đo chiều cao và trọng lượng.
Chỉ số BMI từ 18, 5-24,9 được xem là bình thường, từ 25-29,9 là thừa cân và trên 30 là béo phì.
Cuộc nghiên cứu cho thấy một chỉ số BMI cao hơn 25 và việc có mô vú dày hơn có liên quan đến rủi ro bị khối u lớn tăng cao khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong một cuộc tầm soát. Nhưng với những ca ung thư được phát hiện trong vòng 2 năm của một cuộc chụp nhũ ảnh bình thường, chỉ BMI có liên quan với việc có một khối u lớn.
Các tác giả nghiên cứu kêu gọi các bác sĩ chủ động đề xuất tầm soát ung thư đối với phụ nữ thừa cân.