Hiện nay, để điều trị bệnh ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây y, phương án lựa chọn các dòng sản phẩm thảo dược lành tính, an toàn, không tác dụng phụ cũng đã và đang được áp dụng rộng rãi.
Trong đó, phải kể tới việc phát hiện ra lá sen – cây thuốc quý, dễ tìm mọc hoang nhiều ở nước ta, có tác dụng điều hòa lipid máu rất hữu hiệu. Đây được xem là “thần dược” và “cứu cánh” trong điều trị rối loạn lipid máu!
Rối loạn lipid máu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?
Rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu) là tình trạng xảy ra khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau:
+ Tăng cholesterol toàn phần cao hơn 5,2 mmol/L (200 mg/dL)
+ Tăng triglyceride trong máu cao hơn 1,7 mmol/L (150mg/dL)
+ Tăng LDL-C lớn hơn 2,58 mmol/L (100mg/dL) – một lipoprotein xấu
+ Giảm HDL-C nhỏ hơn 1,03 mmol/L (40 mg/dL) – một lipoprotein tốt có tính bảo vệ thành mạch.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ – những bệnh lý này gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu. Ước tính tình trạng rối loạn lipid máu đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong/năm (chiếm 4,5% tổng số người mắc hội chứng rối loạn lipid máu). Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến 29,7 triệu người bị ảnh hưởng tới chỉ số DALYS (Disability Adjusted Live Years – số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật), khiến giảm tuổi thọ. Tại Việt Nam, bệnh rối loạn lipid máu đang có chiều hướng gia tăng theo nhịp sống hiện đại, tỷ lệ người mắc bệnh đang là 29,1% – Một con số đáng giật mình.
Khi bị rối loạn lipid máu, có 2 hướng điều trị. Hướng thứ nhất là giảm tổng hợp lipid ở gan (gan là nhà máy tổng hợp cholesterol, triglyceride) và giảm hấp thu ở đường tiêu hóa. Hướng thứ 2 là tăng sử dụng lipid ở các mô (tiêu hủy, đốt cháy lipid), sản sinh ra năng lượng (lipid là nguồn dự trữ, cung cấp năng lượng lớn nhất), tăng tổng hợp tế bào. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay đều là làm ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày, khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, quá trình ức chế tổng hợp lipid cũng làm thiếu hụt lipid tại mô, đây là nguồn nguyên liệu chính tái tạo nên màng tế bào. Điều này giải thích một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của nhóm Statin (thuốc thường dùng để điều trị lipid máu) là gây tiêu hủy cơ vân, suy thận cấp có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, các thuốc này còn gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng, táo bón); đau đầu chóng mặt, đau khớp, nổi ban da, nhồi máu cơ tim,… Vì vậy, một giải pháp điều trị vừa hiệu quả, vừa an toàn, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường là điều mong mỏi của rất nhiều người không may mắc phải hội chứng loạn lipid máu.
Cao lá sen – “thần dược” trong điều trị rối loạn lipid máuKhông phải “lên rừng, xuống biển”, người bị rối loạn lipid máu hoàn toàn có thể tìm cho mình một bài thuốc điều trị lipid máu hiệu quả từ lá sen ngay trong vườn nhà. Với vẻ đẹp thuần khiết, sen được lựa chọn là quốc hoa của Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết, lá sen còn là 1 vị thuốc quý trong nền y học dân tộc cổ truyền ngàn năm. Trong đó, lá sen được xem là “thần dược” giúp điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.
Từ xa xưa, con người đã biết dùng trà lá sen với mục đích giảm cân và điều trị rối loạn lipid máu. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều tác dụng tuyệt vời của cao lá sen đối với chứng bệnh này:
– Nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan.
– Nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp ở Hàn Quốc cho thấy: chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid huyết tương và cholesterol toàn phần, đồng thời nồng độ HDL-C tăng cao hơn so với nhóm đối chứng không sử dụng chiết xuất lá sen.
– Thành phần catechin trong dịch chiết lá sen làm giảm lipid huyết tương thông qua giảm phơi bày các gen sinh lipid như sterol regulatory element-binding protein-1c (SREBP-1c) và fatty acid synthase (FAS). Đồng thời, làm tăng phơi bày các gen tiêu hủy lipid như hormone-sensitive lipase (HSL) và adipose triglyceride lipase (ATGL).
– Thành phần quercetin trong cao lá sen giúp giảm tổng hợp TG thông qua giảm lộ diện SREBP-1c ở gan. Cao lá sen có khả năng điều hòa lộ diện các gen SREBP-1c, FAS, HSL, hoặc ATGL, nhờ đó điều hòa lipid máu, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.
– Bên cạnh đó, cao lá sen còn có tác dụng hạ đường huyết thông qua tác dụng ức chế α-glucosidase. Điều đó góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ở bệnh nhân đái tháo đường.